Quay lại Dân trí
Dân Sinh

Tăng cường tuyên truyền hỗ trợ doanh nghiệp triển khai hiệu quả chính sách

(Dân sinh) - Tại Hội nghị Trao đổi giải đáp việc thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo duy trì việc làm cho người lao động (NLĐ) theo Nghị quyết 68/NQ-CP ngày 1/7/2021 của Chính phủ, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn TP.HCM mong muốn được tuyên truyền, thông tin, hướng dẫn triển khai hiệu quả các chính sách hỗ trợ đối với doanh nghiệp và NLĐ.

Ngày 22/4, Sở LĐ-TB&XH TP.HCM tổ chức Hội nghị Trao đổi giải đáp việc thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo duy trì việc làm cho người lao động (NLĐ) theo Nghị quyết 68/NQ-CP ngày 1/7/2021 của Chính phủ. 

Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Lê Tấn Dũng chủ trì Hội nghị Trao đổi giải đáp việc thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo duy trì việc làm cho người lao động (NLĐ) theo Nghị quyết 68/NQ-CP ngày 1/7/2021 của Chính phủ.

Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Lê Tấn Dũng chủ trì Hội nghị Trao đổi giải đáp việc thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo duy trì việc làm cho người lao động (NLĐ) theo Nghị quyết 68/NQ-CP ngày 1/7/2021 của Chính phủ.

Hội nghị do Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Lê Tấn Dũng chủ trì. Tham gia hội nghị có ông Đỗ Năng Khánh - Phó Tổng Cục trưởng Tổng Cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ LĐ-TB&XH), ông Phạm Anh Thắng - Phó Chánh Văn phòng Bộ, Trưởng Đại diện Văn phòng Bộ tại TP.HCM, về phía Sở LĐ-TB&XH có ông Nguyễn Văn Lâm - Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH TP.HCM cùng khoảng 100 doanh nghiệp trên địa bàn TP.HCM. 

Tại hội nghị, nhiều doanh nghiệp đều tỏ ra bỡ ngỡ và cho rằng từ trước đến nay họ chưa nhận được thông tin hay hướng dẫn nào của cơ quan chức năng về thủ tục để thụ hưởng chính sách hỗ trợ đối với doanh nghiệp và NLĐ. 

Bà Vũ Thị Hiền - Trưởng phòng Nhân sự của Công ty may mặc Quảng Việt (huyện Củ Chi, TP.HCM) cho biết, khi đến hội nghị này tôi mới biết có chính sách hỗ trợ đào tạo duy trì việc làm cho NLĐ.

Bà Vũ Thị Hiền - Trưởng phòng Nhân sự của Công ty may mặc Quảng Việt (huyện Củ Chi, TP.HCM) cho biết, khi đến hội nghị này tôi mới biết có chính sách hỗ trợ đào tạo duy trì việc làm cho NLĐ.

Theo bà Vũ Thị Hiền - Trưởng phòng Nhân sự của Công ty may mặc Quảng Việt (huyện Củ Chi, TP.HCM) cho biết, khi đến hội nghị này tôi mới biết có chính sách hỗ trợ đào tạo duy trì việc làm cho NLĐ.

“Trước đến nay doanh nghiệp chúng tôi và các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Củ Chi đều chưa biết có chính sách hỗ trợ đào tạo duy trì việc làm cho NLĐ. Trước khi đến dự hội nghị cứ nghĩ là chính sách này mới chứ không ngờ chính sách này đã được triển khai từ năm 2021”, chị Hiền bày tỏ. 

Bà Nguyễn Thị Hồng Nga - Phó Trưởng Phòng Chế độ BHXH TP.HCM phát biểu tại hội nghị.

Bà Nguyễn Thị Hồng Nga - Phó Trưởng Phòng Chế độ BHXH TP.HCM phát biểu tại hội nghị.

Từ những ý kiến của doanh nghiệp, bà Nguyễn Thị Hồng Nga - Phó Trưởng Phòng Chế độ BHXH TP.HCM cho hay, ngay khi Nghị quyết 68//NQ-CP ban hành, BHXH TP đã gửi các văn bản hướng dẫn cho doanh nghiệp trên địa bàn TP. Tuy nhiên, tại thời điểm đó tình hình dịch bệnh Covid-19 đang bùng phát mạnh nên doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn và đa số chỉ tập trung vào thực hiện thủ tục của các gói hỗ trợ an sinh xã hội chưa để ý đến chính sách hỗ trợ đào tạo duy trì việc làm cho NLĐ. 

“Hiện nay phía BHXH TP mới nhận được 3 hồ sơ của 3 doanh nghiệp, BHXH TP đã giải quyết được cho 3 doanh nghiệp và đang hướng dẫn cho các doanh nghiệp khác được thụ hưởng chính sách hỗ trợ”, bà Nga thông tin thêm. 

Ông Đặng Minh Sự - Trưởng Phòng GDNN Sở LĐ-TB&XH TP.HCM báo cáo với Thứ trưởng và đoàn công tác của Bộ.

Ông Đặng Minh Sự - Trưởng Phòng GDNN Sở LĐ-TB&XH TP.HCM báo cáo với Thứ trưởng và đoàn công tác của Bộ.

Tương tự, đại diện Ban quản lý Khu chế xuất TP.HCM cho biết, trong thời gian triển khai Nghị quyết các doanh nghiệp đang tập trung phòng, chống dịch Covid-19 nên BHXH, UBND các quận huyện chưa thể thông tin, hướng dẫn cụ thể thủ tục đến các doanh nghiệp được.  

Báo cáo với Thứ trưởng và đoàn công tác, ông Đặng Minh Sự - Trưởng Phòng GDNN Sở LĐ-TB&XH TP.HCM cho biết, đến ngày 20/4, Sở đã tiếp nhận 6 hồ sơ đề nghị hỗ trợ người sử dụng lao động đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho NLĐ. Qua thẩm định, Sở đã phê duyệt cho 3 đơn vị được hưởng chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho NLĐ. 

Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Lê Tấn Dũng phát biểu chỉ đạo tại hội nghị.

Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Lê Tấn Dũng phát biểu chỉ đạo tại hội nghị.

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Thứ trưởng Lê Tấn Dũng kỳ vọng TP.HCM sẽ sớm triển khai chính sách này đến với doanh nghiệp.

“Sở LĐ-TB&XH cần phối hợp với BHXH TP.HCM và khu công chế xuất, khu công nghiệp khu công nghệ cao,…cùng đồng hành tuyên truyền hỗ trợ doanh nghiệp triển khai hiệu quả chính sách”, Thứ trưởng nhấn mạnh. 

Đồng thời, Thứ trưởng yêu cầu các doanh nghiệp cần nắm rõ thủ tục để hoàn thiện hồ sơ trước ngày 30/6/2022. 

Tiếp thu ý kiến của Thứ trưởng và đoàn công tác, ông Nguyễn Văn Lâm - Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH TP.HCM khẳng định: Sở sẽ phối hợp với các đơn vị liên quan để chính sách sớm được triển khai đạt hiệu quả.

Nghị quyết 68/NQ-CP (gói 26.000 tỉ đồng) quy định chính sách hỗ trợ đào tạo duy trì việc làm cho người lao động.

Theo đó, người sử dụng lao động được hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề từ Quỹ BHTN Mức hỗ trợ tối đa là 1.500.000 đồng/NLĐ/tháng và thời gian hỗ trợ tối đa 6 tháng. Hồ sơ đề nghị hỗ trợ được nộp trong thời gian từ ngày 1/7/2021 đến hết ngày 30/6/2022.

Mức hỗ trợ cụ thể được tính theo thời gian học thực tế của từng nghề hoặc từng khóa học. Trường hợp khóa đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề có những ngày lẻ không đủ tháng thì được tính theo nguyên tắc: dưới 15 ngày tính là 1/2 tháng, từ đủ 15 ngày trở lên tính là 1 tháng để xác định mức hỗ trợ.

Thời gian hỗ trợ tối đa là 6 tháng. Đối với khóa đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề có mức chi phí cao hơn mức hỗ trợ theo quy định nêu trên này thì phần vượt quá mức hỗ trợ do người sử dụng lao động tự chi trả.