Chúng tôi có dịp trở lại thôn Suối Đá, xã Hồng Sơn vào những ngày tháng 3. Cái nắng gay gắt trở nên ngột ngạt hơn khi con đường đất cứ mỗi đợt gió hay có xe đi qua là cuốn cả lớp bụi dày quấn vào người. Tại đây chúng tôi nghe rất nhiều câu chuyện của người dân từ trồng trọt chăn nuôi, xây dựng nông thôi mới, chuyện về rác thải của thôn xóm ngổn ngang mà không có xe vệ sinh môi trường chở. Nhưng câu chuyện làm chúng tôi quan tâm đó đó là câu chuyện về Chị Tăng Thị Cận đã 50 tuổi, nhà nghèo nhưng tình nguyện hàng ngày đi vớt rác thải, nhặt chai lọ đem chôn, làm sạch môi trường cho thôn xóm.
Chị Cần bên những bao rác mới thu gom
Dưới cái nắng trưa như thiêu như đốt chúng tôi bắt gặp chị Cận đang cặm cụi vớt từng chai nhựa và bóng đèn. Khi biết chúng tôi là phóng viên, chị ngượng ngùng cho biết: “Tại vùng quê này bình yên lắm, trước đây khi người lao động (NLĐ) còn sử dụng cuốc cày thủ công, phân bón chủ yếu là lá cây xanh, phân bò, nguồn nước trong lành con người rất thoải mái. Những năm trở lại đây cuộc sống có nhiều thay đổi, có điện, có máy cày… các loại phân bón đã được thay băng phân hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc kích thích,người ta sử dụng xong là vứt luôn ra đường. Các loại túi ni-lon, bao bì, chai lọ chỗ nào cũng có… Thấy rác ngập đường tôi chịu không được nên đi thu gom và chôn lấp chứ chẳng ai trả công cho tôi về việc này. Mỗi ngày trung bình tôi vớt dọc theo kênh mương được khoảng 3 đến 4 bao rác, có hôm nhiều hơn vớt không xuể”. Theo chị nguyên nhân rác thải thả xuống mương nước ngày càng nhiều một phần là do ý thức của người dân trong thôn. Mặt khác là do không có xe vệ sinh môi trường tới chở. Bởi ở nông thôn nhu cầu sử dụng các loại thuốc chăm sóc thanh long, hay sử dụng bóng đèn chong điện ngày càng nhiều. Vấn đề rác thải hết sức nhức nhối vì mỗi lần họp thôn người dân đề cập rất nhiều, đa số họ đều nhất trí đóng tiền để xe vệ sinh môi trường vào chở, tuy nhiên mấy năm nay vẫn chưa thấy đâu. Cho nên rác thải cứ tuồn xuống mương ngày càng nhiều”.
Rác thải từ các kênh mương được chị Cần gom nhặt
Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, xã Hồng Sơn là địa phương dân cư rất đông và chủ yếu sản xuất nông nghiệp. Các loại chai thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ và các loại bóng đèn thắp sang cho thanh long bị hỏng không thể dùng lửa đốt như các loại rác thông thường nên nhiều gia đình đã tìm cách đưa lên đường tàu hoặc thả xuống dòng mương nước để nó tự trôi. Tâm sự với PV dansinhvn.com chị Cận cho biết: “Tôi nhận thấy rác thải ngày một nhiều và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân. Để giảm lượng rác thải tôi tình nguyện đi vớt rác rồi đem chôn, nhiều người không biết cứ nghỉ tôi là người có vấn đề, hơi đâu “ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng”, ban đầu tôi cũng thấy hơi ái ngại, nhưng lâu rồi thành quen, tôi thấy công việc của mình đem lại niềm vui cho nhiều người. Ngày nào tôi cũng đi dọc các mương nước vớt các chai thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ và các loại bóng điện hư gom lại đem về vườn nhà mình đào hố lấp cẩn thận. Nhưng rác thì nhiều lắm, sức khỏe của tôi thì cứ yếu dần, không biết tôi còn đi nhặt rác được bao lâu nữa?” Những lời tâm sự và trăn trở của chị Cận thật đơn giản, nhưng đằng sau đó là cả một vấn đề rất lớn. Khắc phục tình trạng rác thải cần ý thức giữ gìn chung của tất cả nhân dân trong thôn. Cảm kích trước tấm lòng của chị Cận, chi Hội phụ nữ thôn, đoàn thanh niên đã khuyến khích phong trao gon rác đã được nhiều người dân đặc biệt là thanh niên hưởng ứng, nhiều khu vực trong thôn luôn được vệ sinh hàng ngày. Chị Cần cũng được Hội phụ nữ thôn tuyên dương, chị được người dân rất mực yêu mến đặt cho chị biệt danh “Táo thủy thông” vi luôn đảm bảo cho sự thông suốt của các kênh mương tưới ở thôn.
Chị Cần đào hố chôn rác thải sau khi thu gom
Qua hiện trạng rác thải ở Hồng Sơn, thiết nghĩ đã đến lúc chính quyền địa phương ở xã Hồng Sơn sớm phối hợp với công ty vệ sinh môi trường có kế hoạch tuyên truyền ý thức đảm bảo vệ sinh của người dân, đồng thời có biện pháp thu gom rác thải hợp lý, tránh tình trạng rác thải như hiện nay.