Ảnh minh hoạ
Khi trời lạnh, tay bạn cũng sẽ lạnh đi vì cơ thể chuyển nhiều máu và hơi ấm tới cho nội tạng như tim, não, phổi. Nhưng dù trời lạnh hay nóng mà tay bạn vẫn cứ lạnh toát thì nó có thể cảnh báo những căn bệnh sau đây:
1. Huyết áp thấp
Khi bị huyết áp thấp, mạch máu sẽ chuyển máu khỏi những cơ quan bên ngoài đến thẳng nội tạng khiến ngón tay lạnh đi. Biểu hiện đi kèm dễ nhận biết là chóng mặt, mờ mắt, mệt mỏi, buồn nôn, người yếu, tâm trí hoang mang.
2. Thiếu máu
Thiếu máu xảy ra khi cơ thể không có đủ tế bào hồng cầu hoặc lượng hemoglobin trong máu xuống thấp. Hoặc có thể là ăn uống không đủ chất sắt, thiếu sắt do kinh nguyệt, loét, chảy máu đường tiêu hóa.
Thiếu máu gây ra chân tay lạnh kèm theo các triệu chứng như mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, thở gấp, da tái nhợt.
3. Stress
Khi bị căng thẳng, lo lắng, cơ thể sẽ chuyển sang chế độ ứng phó với lượng adrenaline tăng vọt khiến mạch máu ở các chi co lại, khiến bàn tay và ngón tay lạnh đi.
4. Hội chứng Raynaud
Đây là nguyên nhân phổ biến gây lạnh tay. Hội chứng này dẫn tới tình trạng các mạch máu ở ngón tay, có thể là ngón chân, tai và mũi thu hẹp lại để phản ứng với thời tiết lạnh hoặc cảm xúc căng thẳng. Ngón tay sẽ chuyển màu trắng, rồi xanh khi có ít máu lưu thông tới, chúng sẽ hồng hào trở lại khi máu lại chảy. Có khi ngón tay sẽ trở lạnh, cứng lại, đau nhức.
Khi mắc triệu chứng này, điều bạn nên làm là giữ ấm đúng cách và tránh căng thẳng.
5. Suy giáp
Tuyến giáp chính là nhiệt kế của cơ thể. Khi nó hoạt động kém hiệu quả, toàn bộ chức năng cơ thể bị chậm lại, có thể gây ra các triệu chứng như mệt mỏi, táo bón, tăng cân và luôn có cảm giác bị lạnh, bao gồm cả ngón tay.
Suy giáp thường gặp nhất ở phụ nữ và người trên 50 tuổi.
6. Vấn đề về tuần hoàn
Tuần hoàn máu kém rất dễ dẫn đến chân tay tê lạnh. Nó xảy ra khi máu vận chuyển chất dinh dưỡng và oxy giảm lưu thông trong cơ thể hoặc do tim bơm máu yếu, cản trở vật lý lên tuần hoàn máu. Khi tim không bơm đủ máu cho cơ thể, bạn sẽ cảm thấy tay và chân lạnh, cứng lại, nhức mỏi.
7. Hút thuốc lá
Nicotine trong thuốc lá có thể gây co mạch máu, tích tụ mảng bám trong động mạch, làm giảm máu chảy tới các chi khiến cho tay chânlạnh.
8. Thiếu vitamin B12
Vitamin B12 là dưỡng chất rất quan trọng để xây dựng tế bào hồng cầu. Thiếu vitamin này đến một mức độ nhất định có thể làm giảm sản xuất hồng cầu, gây thiếu máu. Bệnh thiếu vitamin B12 thường xảy ra ở người ăn chay, người trên 50 tuổi đã mất khả năng hấp thu vitamin từ thực phẩm, người bị bệnh đường tiêu hóa.
9. Tác dụng phụ của thuốc
Một vài loại thuốc có thể gây ra tác dụng phụ như co mạch máu, đặc biệt là động mạch, gây ra tay lạnh. Một số loại thuốc điều chỉnh huyết áp, chống ung thư, thuốc đau nửa đầu, thuốc thông mũi có thể gây ra tình trạng này.
Khi bị huyết áp thấp, mạch máu sẽ chuyển máu khỏi những cơ quan bên ngoài đến thẳng nội tạng khiến ngón tay lạnh đi. Biểu hiện đi kèm dễ nhận biết là chóng mặt, mờ mắt, mệt mỏi, buồn nôn, người yếu, tâm trí hoang mang.
2. Thiếu máu
Thiếu máu xảy ra khi cơ thể không có đủ tế bào hồng cầu hoặc lượng hemoglobin trong máu xuống thấp. Hoặc có thể là ăn uống không đủ chất sắt, thiếu sắt do kinh nguyệt, loét, chảy máu đường tiêu hóa.
Thiếu máu gây ra chân tay lạnh kèm theo các triệu chứng như mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, thở gấp, da tái nhợt.
3. Stress
Khi bị căng thẳng, lo lắng, cơ thể sẽ chuyển sang chế độ ứng phó với lượng adrenaline tăng vọt khiến mạch máu ở các chi co lại, khiến bàn tay và ngón tay lạnh đi.
4. Hội chứng Raynaud
Đây là nguyên nhân phổ biến gây lạnh tay. Hội chứng này dẫn tới tình trạng các mạch máu ở ngón tay, có thể là ngón chân, tai và mũi thu hẹp lại để phản ứng với thời tiết lạnh hoặc cảm xúc căng thẳng. Ngón tay sẽ chuyển màu trắng, rồi xanh khi có ít máu lưu thông tới, chúng sẽ hồng hào trở lại khi máu lại chảy. Có khi ngón tay sẽ trở lạnh, cứng lại, đau nhức.
Khi mắc triệu chứng này, điều bạn nên làm là giữ ấm đúng cách và tránh căng thẳng.
5. Suy giáp
Tuyến giáp chính là nhiệt kế của cơ thể. Khi nó hoạt động kém hiệu quả, toàn bộ chức năng cơ thể bị chậm lại, có thể gây ra các triệu chứng như mệt mỏi, táo bón, tăng cân và luôn có cảm giác bị lạnh, bao gồm cả ngón tay.
Suy giáp thường gặp nhất ở phụ nữ và người trên 50 tuổi.
6. Vấn đề về tuần hoàn
Tuần hoàn máu kém rất dễ dẫn đến chân tay tê lạnh. Nó xảy ra khi máu vận chuyển chất dinh dưỡng và oxy giảm lưu thông trong cơ thể hoặc do tim bơm máu yếu, cản trở vật lý lên tuần hoàn máu. Khi tim không bơm đủ máu cho cơ thể, bạn sẽ cảm thấy tay và chân lạnh, cứng lại, nhức mỏi.
7. Hút thuốc lá
Nicotine trong thuốc lá có thể gây co mạch máu, tích tụ mảng bám trong động mạch, làm giảm máu chảy tới các chi khiến cho tay chânlạnh.
8. Thiếu vitamin B12
Vitamin B12 là dưỡng chất rất quan trọng để xây dựng tế bào hồng cầu. Thiếu vitamin này đến một mức độ nhất định có thể làm giảm sản xuất hồng cầu, gây thiếu máu. Bệnh thiếu vitamin B12 thường xảy ra ở người ăn chay, người trên 50 tuổi đã mất khả năng hấp thu vitamin từ thực phẩm, người bị bệnh đường tiêu hóa.
9. Tác dụng phụ của thuốc
Một vài loại thuốc có thể gây ra tác dụng phụ như co mạch máu, đặc biệt là động mạch, gây ra tay lạnh. Một số loại thuốc điều chỉnh huyết áp, chống ung thư, thuốc đau nửa đầu, thuốc thông mũi có thể gây ra tình trạng này.