Đến nay, tổng dư nợ cho vay đạt gần 4.000 tỷ đồng trong đó nguồn ngân sách địa phương chuyển sang gần 100 tỷ đồng, nguồn vốn tín dụng chính sách đã góp phần giúp cho 141.907 hộ thoát nghèo; thu hútSau gần 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội (Chỉ thị 40-CT/TW), tỉnh Thái Bình đã chỉ đạo các cấp chính quyền trên địa bàn hỗ trợ về nguồn lực, trụ sở, phương tiện, trang thiết bị làm việc, bổ sung nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác sang Ngân hàng Chính sách Xã hội, điều tra, rà soát đối tượng vay vốn, giải ngân kịp thời đến hộ được vay, đảm bảo 100% các trường hợp đủ điều kiện, có nhu cầu đều được tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính sách. cho trên 91 nghìn lao động; gần 410 người lao động được vay vốn đi lao động có thời hạn ở nước ngoài; hỗ trợ xây dựng, sửa chữa gần 4.500 ngôi nhà cho hộ nghèo; giúp gần 300 hộ gia đình thu nhập thấp được vay vốn để mua nhà ở xã hội, xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa nhà để ở ổn định cuộc sống.... Sự vào cuộc của hệ thống chính trị - xã hội đã góp phần củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng chính sách, giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc của người dân, góp phần giữ vững ổn định an ninh, trật tự và an toàn xã hội ở cơ sở.
Nhiều cơ sở sản xuất bánh kẹo truyền thống ở xã Nguyên Xá, huyện Đông Hưng, Thái Bình vay vốn phát triển, tạo thêm nhiều việc làm.
Có thêm vốn vay ưu đãi, gia đình chị Trần Thị Nhàn ở xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà có điều kiện đầu tư nhà lưới trồng dưa, mỗi năm thu
Gia đình anh Hà Huy Toàn ở xã Minh Tân, huyện Đông Hưng vay vốn ưu đãi đầu tư trồng cây cảnh cho hiệu quả tốt.
Gia đình anh Trần Văn Ba ở xã Canh Tân, huyện Hưng Hà vay vốn giải quyết việc làm đầu tư nhà xưởng sản xuất đồ gỗ gia dụng thu hút hàng chục lao động.
Vốn vay ưu đãi giúp nhiều hộ gia đình ở làng nghề truyền thống chạm bạc Đồng Xâm, huyện Kiến Xương được duy trì và phát triển.