Quay lại Dân trí
Dân sinh
  1. Diễn đàn Dân sinh

Thái Bình: Nhiều cách làm hiệu quả trong công tác giảm nghèo bền vững ở huyện Đông Hưng

Với việc triển khai kịp thời, đầy đủ những chính sách ưu đãi của Đảng và Nhà nước đến hộ nghèo đúng quy định; trợ lực cho hộ nghèo, cận nghèo phát triển kinh tế, chăm lo nhà ở…huyện Đông Hưng đã góp phần giúp đỡ hộ nghèo cải thiện đời sống, vượt qua khó khăn để thoát nghèo bền vững.

Hỗ trợ thoát nghèo

Huyện Đông Hưng hiện có 38 xã, thị trấn, 229 thôn, tổ dân phố với trên 25 vạn dân. Những năm qua, thực hiện chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh về công tác giảm nghèo, huyện đã triển khai thực hiện các văn bản của trung ương, của tỉnh; xây dựng và chỉ đạo các xã, thị trấn tổ chức thực hiện kế hoạch của huyện về thực hiện chính sách giảm nghèo.  

 Cùng với đó, các cấp ủy, chính quyền, tổ chức chính trị - xã hội đã tổ chức tốt việc tuyên truyền chế độ, chính sách giảm nghèo, gương điển hình thoát nghèo, vươn lên làm giàu… để hộ nghèo có thể vận dụng, làm theo. Vì thế, nhận thức của hộ nghèo đã thay đổi, nhiều hộ nghèo đã chủ động nỗ lực phấn đấu vươn lên thoát nghèo.

Từ 50 triệu đồng vay ở Ngân hàng Chính sách xã hội chị, Nguyễn Thị Kim Thao, Hội viên Chi hội thôn Tứ (xã Hồng Việt) đầu tư vào nuôi gà thả vườn, đã góp phần nâng cao đời sống và tạo thêm nguồn thực phẩm sạch tại địa phương.

Từ 50 triệu đồng vay ở Ngân hàng Chính sách xã hội chị, Nguyễn Thị Kim Thao, Hội viên Chi hội thôn Tứ (xã Hồng Việt) đầu tư vào nuôi gà thả vườn, đã góp phần nâng cao đời sống và tạo thêm nguồn thực phẩm sạch tại địa phương.

Ông Nguyễn Ngọc Mạnh, Trưởng phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện Đông Hưng (LĐ-TB&XH) cho biết: Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, huyện đã đề ra nhiều giải pháp nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân, giảm tỷ lệ hộ nghèo, tránh tái nghèo. Hàng năm, khoảng tháng 9, tháng 10, huyện chỉ đạo các xã, thị trấn tiến hành điều tra, rà soát, xác định hộ nghèo, cận nghèo, phân tích nguyên nhân dẫn đến hoàn cảnh khó khăn của các nhóm đối tượng, từ đó đề ra những giải pháp và chính sách hỗ trợ sát thực, phù hợp, hiệu quả.

Bên cạnh đó, Ban Chỉ đạo giảm nghèo của huyện còn phối hợp với các ngành liên quan chỉ đạo các xã, thị trấn tổ chức thực hiện các chương trình, dự án giảm nghèo, bảo đảm tất cả hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn huyện đều được hưởng các chính sách hỗ trợ của Đảng, Nhà nước.

Ông Phan Văn Định, cán bộ LĐ-TB&XH xã Đông La cho biết: Để giảm nghèo bền vững, những năm qua cấp ủy, chính quyền xã đã thực hiện đồng bộ đầy đủ các chính sách, chế độ dành cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hỗ trợ kịp thời cho các hộ không may rơi vào hoàn cảnh đặc biệt khó khăn…

Nên cạnh đó, với lợi thế trên địa bàn xã có 2 cụm công nghiệp thu hút một lượng lớn người lao động trong xã vào làm việc. Cùng với đó, các hộ dân của xã còn đẩy mạnh phát triển kinh doanh dịch vụ vừa và nhỏ, mang lại thu nhập cao cho gia đình…vì thế tỉ lệ hộ nghèo của xã giảm dần theo từng năm. Năm 2023 tỉ lệ hộ nghèo của xã giảm xuống còn 46 hộ = 1,21% (giảm 0,67% so với năm 2022), hộ cận nghèo còn 37 hộ = 0,97% (giảm 0.78% so với năm 2022)
Ông Phạm Đình Ánh, Phó trưởng Phòng LĐ-TB&XH huyện Đông Hưng cho biết: Trong công tác giảm nghèo, các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể trên địa bàn huyện đã phát huy có hiệu quả tinh thần đoàn kết, hỗ trợ giúp nhau thoát nghèo. Điển hình là Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện (LHPN) đã có nhiều mô hình, cách làm hay trong việc hỗ trợ, giúp nhau thoát nghèo. Năm 2023, hội đã vận động xã hội hóa, trao, tặng hàng ngàn suất quà cho phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn, quyên góp hỗ trợ đột xuất số tiền gần 111 triệu đồng, 760kg gạo; trao 2.804 con gà giống cho 229 hộ gia đình, với tổng trị giá 88.330.000 đồng; tặng 604 thẻ Bảo hiểm thân thể (BHTT), 15 thẻ BHYT với tổng số tiền 75.980.000 đồng; trao 128 hũ gạo tình thương; hỗ trợ 10 ngày công cấy giúp gia đình hội viên bị ốm đau... Trong đó, Hội LHPN xã Đông Quang vận động xã hội hóa tặng 1.000 con gà giống cho 100 hội viên có hoàn cảnh khó khăn, với tổng số tiền là 30.000.000 đồng, tặng 13 thẻ BHTT cho hội viên; Hội LHPN xã Minh Phú tặng 19 xuất quà trị giá 4.100.000 đồng; tặng 32 thẻ BHTT...

Nghề mây tre đan đã giúp người dân xã Đông Giang nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống.

Nghề mây tre đan đã giúp người dân xã Đông Giang nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống.

Bên cạnh đó, 38 cơ sở hội tiếp tục duy trì hoạt động của 87 mô hình “Biến rác thải thành tiền”, đã tổ chức thu gom phế liệu được số tiền 250.094.000 đồng, tạo nguồn quỹ hỗ trợ cho phụ nữ và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, như: Hội LHPN xã Minh Phú đã xây dựng được 09 mô hình thu gom phế liệu, tổ chức 6 đợt thu gom phế liệu được 14.492.000đ; Hội LHPN xã Lô Giang xây dựng được 04  mô hình, đã tổ chức thu gom phế liệu được trên 14.495.000 đồng...

Bên cạnh những việc làm trên, Ban thường vụ Hội triển khai các cơ sở hội tổ chức khảo sát, lập danh sách đăng ký, xây dựng kế hoạch hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh. Năm 2023, các cơ sở hội đã giúp 40 hội viên có nhu cầu khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh với số tiền hàng tỷ đồng, giới thiệu hàng trăm lao động đến làm việc tại các cơ sở sản xuất mới khởi nghiệp; phối hợp với công ty TNHH Việt Đức tổ chức hội nghị hướng dẫn khởi nghiệp cùng sản phẩm Việt Đức cho các chủ tịch Hội LHPN cơ sở...

Hàng năm, các cấp Hội tiếp tục khai thác và quản lý tốt các nguồn vốn từ các ngân hàng với số dư đến tháng 9/2023 là 590.817 triệu đồng cho 9.062 lượt người vay. Trong đó, 6.417 hộ vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội với số tiền 278.096 triệu đồng; 2.645 người vay vốn từ Ngân hàng No&PTNT với số tiền 312.721 triệu đồng; đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, hướng dẫn các thành viên sử dụng vốn đúng mục đích, hiệu quả, tích cực tham gia gửi tiền tiết kiệm... Bằng cách làm này, hội đã giúp đỡ nhiều hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn có thêm điều kiện phát triển kinh tế, từng bước vươn lên trong cuộc sống, thoát nghèo bền vững.

Chăm lo cho người nghèo

Để đạt hiệu quả cao trong công tác giảm nghèo bền vững, huyện Đông Hưng đã chú trọng đào tạo nghề, giải quyết việc làm, đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng... Năm 2023, huyện đã chỉ đạo các ngành mở 31 lớp nghề trình độ trung cấp cho 1.060 học viên; 3 lớp dạy nghề ngắn hạn với 105 học viên; tạo việc làm mới cho 5.600 người lao động tại các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh; tỷ lệ lao động có việc làm của huyện đạt 94,4%...

Cùng với đó, huyện thực hiện tốt công tác đỡ đầu hộ nghèo; vận động các tổ chức, cá nhân, nhà hảo tâm hỗ trợ những hoàn cảnh khó khăn, hộ nghèo, cận nghèo thông qua những phần quà đột xuất, và các dịp lễ, tết; xây dựng nhà tình thương, nhà nhân ái… Trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão, huyện đã tổ chức trao 9.850 suất quà, với kinh phí là 4.077.600.000 đồng cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn; năm 2023 đã triển khai xây dựng mới 25 căn nhà, sửa chữa 4 căn nhà cho hộ nghèo, cận nghèo với tổng kinh phí là 1,878 tỷ đồng.

Từ nguốn vốn 200 triệu đồng vay ở Ngân hàng No&PTNT; chị Đoàn Thị Nhuần, hội viên chị hội thôn Quán Thôn (xã Hồng Việt) đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng (chuyển từ trồng lúa sang trồng hoa), mang lại thu nhập gấp chục lần so với cấy lúa.

Từ nguốn vốn 200 triệu đồng vay ở Ngân hàng No&PTNT; chị Đoàn Thị Nhuần, hội viên chị hội thôn Quán Thôn (xã Hồng Việt) đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng (chuyển từ trồng lúa sang trồng hoa), mang lại thu nhập gấp chục lần so với cấy lúa.

Với mục đích tạo điều kiện cho hộ nghèo, cận nghèo, hộ thoát nghèo có nguồn vốn phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống, huyện Đông Hưng đã triển khai kịp thời các chính sách hỗ trợ của Nhà nước.

Năm 2023, toàn huyện đã giải quyết cho 308 hộ nghèo được vay vốn ưu đãi với số dư nợ là 17.996 triệu đồng; 517 hộ cận nghèo vay vốn ưu đãi với số dư nợ là 29.255 triệu đồng; 4.612 hộ mới thoát nghèo, thoát cận nghèo vay vốn ưu đãi với số dư nợ là 212.015,84 triệu đồng; 324 học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo vay vốn ưu đãi với số dư nợ là 12.530,6 triệu đồng; 81 hộ nghèo có học sinh, sinh viên vay mua máy vi tính, thiết bị phục vụ học tập với số dư nợ là 1.291 triệu đồng; thực hiện hỗ trợ cho 57 hộ nghèo vay vốn làm nhà với số dư nợ là 1.311,7 triệu đồng; hỗ trợ cho vay để sử dụng nước sạch và đảm bảo vệ sinh môi trường 10.296 lượt hộ, với số dư nợ 201.137,86 triệu đồng...

Hầu hết các hộ nghèo, cận nghèo khi được tiếp cận nguồn vốn ưu đãi đều phát huy tính chủ động trong lao động, chăn nuôi, sản xuất đạt hiệu quả cao, đem lại thu nhập ổn định, thoát nghèo bền vững. Nhờ triển khai đồng bộ các giải pháp, tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo của huyện giảm dần qua từng năm. Năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo của huyện là 1,88% (giảm 0,28% so với năm 2022), tỷ lệ hộ cận nghèo là 2,03% (giảm 0,3% so với năm 2022).

Từ nguốn vốn có sẵn cộng với 200 triệu đồng vay ở Ngân hàng No&PTNT; Chị Nguyễn Thị Huyền, thôn Thần Khê (xã Thăng Long), đã mạnh dạn đầu tư xưởng may, góp phần tạo việc làm, thu nhập ổn định cho hàng chục chị, em phụ nữ khu vực nông thôn.

Từ nguốn vốn có sẵn cộng với 200 triệu đồng vay ở Ngân hàng No&PTNT; Chị Nguyễn Thị Huyền, thôn Thần Khê (xã Thăng Long), đã mạnh dạn đầu tư xưởng may, góp phần tạo việc làm, thu nhập ổn định cho hàng chục chị, em phụ nữ khu vực nông thôn.

Theo ông Bùi Bá Vường, Phó Chủ tịch UBND huyện Đông Hưng, kết quả giảm nghèo bền vững của Đông Hưng là do các cấp, các ngành từ huyện đến cơ sở luôn kiên trì thực hiện mục tiêu, không chủ quan, nóng vội, không chạy theo thành tích, khơi dậy được ý chí vươn lên của bản thân người nghèo; chú trọng làm tốt công tác điều tra, nắm chắc đối tượng ngay từ cơ sở, đề cao vai trò giám sát của nhân dân, nhất là ở cấp thôn, xã, từ việc xác nhận đối tượng thụ hưởng đến việc thực hiện các chính sách, thông qua đó ngăn ngừa tiêu cực, lợi dụng chính sách, đồng thời phát hiện những hạn chế, bất hợp lý để giải quyết kịp thời; tích cực huy động nguồn lực xã hội hóa cho mục tiêu giảm nghèo, tạo thành phong trào sâu rộng thu hút và động viên sự tham gia của các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân.