Trả lời:
Theo quy định tại Điều 21 Mục 1 Chương III Quyết định 959/QĐ-BHXH ngày 9/9/2015 của BHXH Việt Nam, hồ sơ đơn vị tham gia, đóng BHXH, BHYT, BH thất nghiệp lần đầu, gồm:
- Thành phần hồ sơ:
Đối với NLĐ: Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS); đối với người được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn cần có giấy tờ chứng minh.
Đối với đơn vị: Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin đơn vị tham gia BHXH, BHYT (Mẫu TK3-TS); danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BH thất nghiệp (Mẫu D02-TS); bảng kê hồ sơ làm căn cứ hưởng quyền lợi BHYT cao hơn (Mục II Phụ lục 03).
- Số lượng hồ sơ: 1 bộ
Bạn có thể liên hệ với BHXH địa phương nơi doanh nghiệp đóng trụ sở để được hướng dẫn cụ thể hơn.
Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH đối với quân nhân
Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH để tính lương hưu, trợ cấp một lần đối với quân nhân được tính thế nào? Nguyễn Thanh Hà (Ninh Bình)
Trả lời:
Điều 11 Nghị định số 33/2016/NĐ-CP ngày 10-5-2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc đối với quân nhân, Công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân đã quy định tính mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH để tính lương hưu, trợ cấp một lần theo Điều 62 Luật BHXH như sau:
1. NLĐ quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 2 Nghị định này thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, có toàn bộ thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương này thì tính bình quân tiền lương tháng trước khi nghỉ hưu hoặc phục viên, xuất ngũ, thôi việc như sau:
a) Bắt đầu tham gia BHXH trước ngày 1/1/1995, tính bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 5 năm cuối trước khi nghỉ hưu hoặc phục viên, xuất ngũ, thôi việc;
b) Bắt đầu tham gia BHXH trong khoảng thời gian từ ngày 1/1/1995 đến ngày 31/12/2000, tính bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 6 năm cuối trước khi nghỉ hưu hoặc phục viên, xuất ngũ, thôi việc;
c) Bắt đầu tham gia BHXH trong khoảng thời gian từ ngày 1/1/2001 đến ngày 31/12/2006, tính bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 8 năm cuối trước khi nghỉ hưu hoặc phục viên, xuất ngũ, thôi việc;
d) Bắt đầu tham gia BHXH trong khoảng thời gian từ ngày 1/1/2007 đến ngày 31/12/2015, tính bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 10 năm cuối trước khi nghỉ hưu hoặc phục viên, xuất ngũ, thôi việc;
đ) Bắt đầu tham gia BHXH trong khoảng thời gian từ ngày 1/1/2016 đến ngày 31/12/2019, tính bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 15 năm cuối trước khi nghỉ hưu hoặc phục viên, xuất ngũ, thôi việc;
e) Bắt đầu tham gia BHXH trong khoảng thời gian từ ngày 1/1/2020 đến ngày 31/12/2024, tính bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 20 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
g) Bắt đầu tham gia BHXH từ ngày 1/1/2025 trở đi, tính bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của toàn bộ thời gian.
Những ai có thể tham gia BHXH tự nguyện?
Theo quy định, hiện nay, những người nào có thể tham gia BHXH tự nguyện? Nguyễn Thái Bình (Hưng Yên)
Trả lời:
Theo Khoản 1 Điều 2 Thông tư số 01/2016/TT-BLĐTBXH ngày 18-2-2016 của Bộ LĐ-TB&XH quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHXH về BHXH tự nguyện, người tham gia BHXH tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc theo quy định của pháp luật về BHXH, bao gồm:
a) NLĐ làm việc theo HĐLĐ có thời hạn dưới 3 tháng trước ngày 1/1/2018; NLĐ làm việc theo HĐLĐ có thời hạn dưới 1 tháng từ ngày 1/1/2018 trở đi;
b) Người hoạt động không chuyên trách ở thôn, ấp, bản, sóc, làng, tổ dân phố, khu phố;
c) NLĐ giúp việc gia đình;
d) Người tham gia các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không hưởng tiền lương;
đ) Xã viên không hưởng tiền lương, tiền công làm việc trong HTX, liên hiệp hợp tác xã;
e) Người nông dân, NLĐ tự tạo việc làm bao gồm những người tự tổ chức hoạt động lao động để có thu nhập cho bản thân và gia đình;
g) NLĐ đã đủ điều kiện về tuổi đời nhưng chưa đủ điều kiện về thời gian đóng để hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về BHXH;
h) Người tham gia khác.