Theo báo cáo của Tổng cục Hải quan, chỉ trong tháng 6/2019, hơn 120 ô tô con dưới 9 chỗ ngồi Trung Quốc nhập vào Việt Nam, lượng tăng hơn 100 chiếc so với tháng trước đó.
Xế hộp Trung Quốc siêu rẻ tấn công ồ ạt Việt Nam
Với thông tin được Tổng cục Hải quan đưa ra, tháng 6/2019 là thời điểm ghi nhận con số nhập khẩu xe du lịch chính thức lớn nhất vào Việt Nam kể từ đầu năm 2019.
Xe siêu rẻ của Trung Quốc cấp tập về Việt Nam bất chấp tháng cô hồn
Trong số hơn 653 chiếc xe nguyên chiếc các loại nhập khẩu từ Trung Quốc vào Việt Nam tháng 6 vừa qua, xe tải chiếm 123 chiếc, xe chuyên dụng là hơn 394 chiếc, xe khách trên 9 chỗ ngồi hơn 10 chiếc, còn lại hơn 126 chiếc là xe con dưới 9 chỗ ngồi được nhập vào Việt Nam.
Hiện hầu hết các dòng xe nhập từ Trung Quốc nhập vào Việt Nam có giá cực rẻ, các dòng xe sedan 4 - 5 chỗ ngồi của Baic nhập từ nước này nhập vào Việt Nam chỉ có giá tính phí trước bạ từ 200 đến 300 triệu đồng (theo Quyết định số 618/QĐ-BTC của Bộ Tài chính ban hành tháng 4/2019).
Các dòng xe thương hiệu của Zoyte, Cherry của Trung Quốc cũng chỉ có giá từ 200 đến dưới 300 triệu đồng. Các mẫu mới của Zoyte, Baic hay Cherry hiện vẫn chưa được cập nhật giá để tính phí trước bạ.
Né tháng cô hồn, xe giá rẻ ồ ạt về Việt Nam
Theo Tổng cục Hải quan, tháng 7/2019, lượng xe nhập khẩu về Việt Nam tăng mạnh so với tháng trước với hơn 2.500 chiếc. Đáng nói, lượng xe nhập tăng mạnh trong bối cảnh tháng 8 dương lịch trùng với tháng 7 âm, điều cho là vì các hãng xe muốn né "tháng cô hồn".
Né tháng "cô hồn", xe nhập tràn vào Việt Na
Cụ thể, lượng xe nhập về trong tháng 7 đạt hơn 13.000 chiếc, tăng hơn 2.500 chiếc so với cùng kỳ tháng trước đó, bằng với lượng xe nhập các tháng 5, 3 và tháng 2/2019.
So với 5 tháng trước đó, giá xe bình quân/tháng đều dao động thấp nhất là 488 triệu đồng/chiếc, cao nhất là 540 triệu đồng/chiếc. Như vậy, có thể thấy xe về Việt Nam tháng này tập trung chủ yếu vào dòng xe giá rẻ.
Các dòng xe nhập Indonesia chủ yếu chỉ còn Toyota Wigo, Avanza, Rush hay Mitsubishi Xpander. Trong khi đó, xe nhập từ Thái Lan chủ yếu là Honda CRV, Brio, HRV hay Ford Ranger...
Mùa xe "đứt gãy" vì tháng cô hồn?
Trong khi xu thế tiêu dùng xe tăng mạnh vào thời điểm tháng 5, 6 và 7, đến tháng 8, nhiều đại lý xe hơi cho biết họ đã chuẩn bị tâm lý sẽ phải "ngồi chơi" ít nhất hết 15 ngày đầu tháng 8 (tức là qua rằm tháng 7) để qua tháng cô hồn, khách mua xe mới có thể quay trở lại được.
Mùa xe hơi đang gặp phải khó khăn lớn khi rơi vào tháng cô hồn, tháng 7 âm lịch
Còn với các doanh nghiệp lớn, hãng nhập khẩu, khái niệm tháng cô hồn dường không có tác động nhiều, việc nhập khẩu vẫn diễn ra bình thường để chuẩn bị cho nhu cầu xe trong các tháng cuối năm.
Điều này đồng nghĩa các xe của người tiêu dùng mua từ nay đến cuối năm chắc chắn sẽ được nhập về trong tháng cô hồn.
Một đại lý xe hơi tại phố Phạm Hùng, Nam Từ Liêm, Hà Nội cho hay, người tiêu dùng vẫn mặc định không mua đồ có giá trị lớn trong tháng cô hồn, tháng ngâu để tránh đen. Tuy nhiên, cũng có khác hàng không bận tâm và vẫn đặt xe trong tháng cô hồn.
Lý do được người bán hàng lý giải là nếu mua xe trong tháng cô hồn, khách đều được hãng chiết khấu thêm, giao xe nhanh hơn, làm thủ tục cũng dễ dàng... điều này cũng giúp hãng, đại lý tránh tụt giảm doanh số.
Trong ba tháng gần đây 5, 6 và tháng 7, doanh số tiêu thụ tại thị trường xe hơi Việt Nam tăng khá mạnh. Tuy nhiên, cả các hãng xe, đại lý và người môi giới đều thừa nhận trong tháng 8 dương (tháng 7 âm), chắc chắn doanh số các hãng đều giảm đi, đây là quy luật thị trường.
Cạnh tranh xe 1 tỷ đồng quyết liệt
Trong xu hướng giảm giá của hầu hết các dòng xe trên thị trường, các mẫu xe tầm trung giá ngưỡng 1 tỷ đồng đang có xu hướng giảm giá, tăng chiết khấu, cạnh tranh nhau quyết liệt để giành giật thị trường và kéo người tiêu dùng về phía mình.
Sự cạnh tranh quyết liệt của các hãng xe cho các mẫu xe từ 800 triệu đồng đến 1 tỷ đồng.
Theo báo cáo của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), phân khúc xe SUV đô thị, MPV gia đình và sedan hạng C đang chứng kiến cuộc đua ganh mạnh.
Toyota Camry hiện không còn là dòng xe được yêu thích nhất, hãng xe này đang phải vật lộn với nhiều đối thủ khác cùng phân khúc như Honda Accord, Mazda 6 hay các dòng xe của Mercedes, Peugeot.
Toyota Fortuner, từng là ông vua trong phân khúc xe SUV nhưng hiện nay dòng xe này đang phải chia sẻ thị trường cho rất nhiều đối thủ ngang tài ngang sức như Everest của Ford, Terra của Nissan. Thậm chí dòng xe này đang phải đối mặt với sự cạnh tranh đến từ các dòng xe giá rẻ, dòng Crossover có tính năng vượt trội như: Xpander của Mitsubishi, Toyota Rush, Mazda CX8 mới ra của Thaco hay đối thủ là Hyundai SantaFe...
Hiện trong các dòng xe phân khúc từ 800 triệu đồng đến hơn 1 tỷ đồng đều được các hãng, đại giá tích cực giảm giá, chiết khấu hoặc dịch vụ hậu mãi hấp dẫn.
Một điều chỉnh chính sách, xe tăng 200 triệu đồng
Không chỉ có chiều giảm, bảng điều chỉnh giá tính phí trước bạ ô tô xe máy mới của Bộ Tài chính cho thấy có tới 30 mẫu xe tăng giá cực mạnh, trong đó, không ít xe Porsche và Land Rover tăng giá tính phí từ 1-2 tỷ đồng.
Điều chỉnh phí trước bạ khiến nhiều dòng xe bị tăng giá đến tay người tiêu dùng
Trong đợt bổ sung, điều chỉnh giá phí trước bạ của Bộ Tài chính mới đây (theo Quyết định 1112/QĐ-BTC), xu hướng tăng giá tính phí là chủ đạo. Nếu như chiều giảm giá tính phí trước bạ có 22 mẫu thì ở chiều tăng giá, danh sách điều chỉnh của Bộ Tài chính có tới 30 mẫu xe của 7 hãng xe cập nhật mức tăng rất mạnh.
Các mẫu xe tăng giá mạnh chủ yếu là dòng siêu sang như Porsche Cayenne S, Porsche 911 GT3 RS, Land Rover Range Rover Sport HSE Dynamic, Land Rover Range Rover Velar R- Dynamic SE ...
Theo Dân Trí