Tăng trưởng GRDP cao nhất
Trong 6 tháng đầu năm, Thanh Hoá đã tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội và phát triển toàn diện, nhiều chỉ tiêu đạt trên 50% kế hoạch. Tăng trưởng GRDP ước đạt 22,18%, tăng 8,85% so với cùng kỳ, đây là mức tăng trưởng cao nhất từ trước đến nay và cao nhất trong các tỉnh thành của cả nước. Cơ cấu kinh tế có bước đột phá, chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH, tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản giảm 2,6%, công nghiệp – xây dựng tăng 2,47%, dịch vụ giảm 4,67%, thuế sản phẩm tăng 4,8% so với cùng kỳ. Công nghiệp có bước đột phá mới, tăng trưởng 6 tháng đầu năm cao nhất từ trước đến nay, tăng 48,7%. Bên cạnh đóng góp chủ yếu từ cácsản phẩm mớicủa Nhà máy lọc hoá dầu Nghi Sơn, các sản phẩm công nghiệp truyền thống như bia, may mặc, giầy da… đều có sản lượng tăng so với cùng kỳ.
Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá Nguyễn Đình Xứng cho biết: “Các ngành dịch vụ có bước phát triển mạnh mẽ, nhất là lĩnh vực du lịch, xuất khẩu, vận tải. Trong đó kim ngạch xuất khẩu ước đạt 1.798 triệu USD, tăng 63,9% so với cùng kỳ, khách du lịch đến Thanh Hoá ước đạt 6,34 triệu lượt người, tăng 23,2%. Doanh thu từ du lịch ước đạt 8.170 tỷ đồng, tăng 41,3%, doanh thu vận tải đạt 7.700 tỷ đồng, tăng 71,3%. Đặc biệt, tàu hàng conatainer quốc tế đầu tiên đã cập cảng Nghi Sơn, mở ra cơ hội giao thương hàng hoá, dịch vụ, vận tải giữa tỉnh Thanh Hoá với khu vực và quốc tế, cảng hàng không Thọ Xuân hoạt động hiệu quả và đã mở thêm các đường bay mới. Hoạt động đối ngoại, đầu tư, thành lập doanh nghiệp tiếp tục được tỉnh đặc biệt quan tâm. Đã thu hút đầu tư trực tiếp, đã chấp thuận chủ trương đầu tư cho 110 dự án đầu tư trực tiếp (5 dự án FDI), với vốn đầu tư đăng ký các dự án DDI tăng 49,8%, đạt 13.774 tỷ đồng, dự án FDI gấp 3,1 lần, đạt 44,3 triệu USD. Đến nay toàn tỉnh đã thành lập mới được 1.290 doanh nghiệp, tăng 5,1% so với cùng kỳ, đạt 43% kế hoạch, xếp thứ 7 cả nước về thành lập mới doanh nghiệp”
Được biết, trong 6 tháng đầu năm, Thanh Hoá đã huy động vốn đầu tư phát triển đạt 53.323,3 tỷ đồng, tăng 14,4%, dự án đàu tư công do tỉnh quản lý đạt 3.653,5 tỷ đồng, đứng thứ 4 trong 63 tỉnh, thành phố về tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công và cao nhất so với từ năm 2015 trở lại đây. Thu NSNN đạt cao nhất từ trước đến nay, đạt 13.786 tỷ đồng, bằng 51,7% dự toán năm và tăng 89,4% so với cùng kỳ, trong đó thu nội địa đạt 8.380 tỷ đồng, tăng 58,8%…. Lĩnh vực văn hoá và các vấn đề an sinh xã hội được quan tâm. Tình hình quốc phòng - an ninh, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm.
Trung tâm thương mại Vincom Thanh Hoá
Tạo bước đột phá trên mọi lĩnh vực
Sản xuất nông nghiệp, mặc dù gặp nhiều khó khăn, do hậu quả của lũ lụt đầu tháng 9 năm 2018 và đặc biệt là dịch tả lợn Châu Phi xuất hiện sớm và diễn biến phức tạp trên địa bàn, nhưng vẫn giữ được đà tăng trưởng khá, giá trị sản xuất tăng 1,88% so với cùng kỳ.Chương trình xây dựng nông thôn mới tiếp tục được quan tâm chỉ đạothực hiện;bình quân toàn tỉnh đạt 16,3 tiêu chí/xã, tăng 0,3 tiêu chí so với cuối năm 2018; đã có thêm 02 huyện và 25 xã đang trình thẩm định, phê duyệt đạt chuẩn nông thôn mới. Sản xuất công nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất từ trước đến nay, giá trị sản xuất tăng tới 48,7% so với cùng kỳ; các sản phẩm công nghiệp chủ lực tiếp tục duy trì ổn định, đồng thời có sự tăng trưởng mạnh về các sản phẩm lọc hóa dầu, thuốc lá bao, đường kết tinh, và nhiều sản phẩm công nghiệp khác.Các ngành dịch vụ duy trì tốc độ tăng trưởng khá. Lĩnh vực du lịch tiếp tục có sự phát triển về cả hạ tầng du lịch, chất lượng dịch vụ và đặc biệt số lượng du khách, ước đón tới 6,34 triệu lượt người, tăng 23,2% so với cùng kỳ.Công tác xúc tiến đầu tư, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh tiếp tục được quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đạt kết quả tích cực. Các chỉ số phản ánh môi trường đầu tư kinh doanh của tỉnh tiếp tục được cải thiện so với năm trước, trong đó: Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) tăng 3 bậc, xếp thứ 25 cả nước; Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) tăng 9 bậc, xếp thứ 11 cả nước.
Huy động vốn cho đầu tư phát triển đạt kết quả khá. Công tác phát triển doanh nghiệp đạt kết quả tích cực, đã thành lập mới 1.290 doanh nghiệp, đứng thứ 7 cả nước; số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh quay trở lại hoạt động tăng 72,2% so với cùng kỳ.Các hoạt động văn hóa - xã hộicó nhiều chuyển biến tiến bộ. Giáo dục mũi nhọn, thể thao thành tích cao tiếp tục duy trì vị trí nhóm các tỉnh dẫn đầu cả nước. Chất lượng các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh cho Nhân dân tiếp tục được nâng cao. Các chính sách an sinh xã hội được thực hiện kịp thời, đúng quy định; phúc lợi xã hội và đời sống Nhân dân tiếp tục được cải thiện. Quốc phòng - an ninh, trật tự an toàn xã hội tiếp tục được giữ vững. Các lực lượng chức năng đã triển khai nhiều chuyên án lớn, đấu tranh, triệt phá, giải quyết một số vụ việc nổi cộm, tạo môi trường thuận lợi cho kinh tế - xã hội phát triển và đem lại cuộc sống bình yên cho Nhân dân. Cải cách thủ tục hành chính, thực hành tiết kiệm, phòng chống tham nhũng, lãng phí tiếp tục được quan tâm. Khối đại đoàn kết toàn dân tiếp tục được củng cố vững chắc. Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị được tăng cường và đạt nhiều kết quả quan trọng.
Trong 6 tháng đầu năm 2019, Thanh Hóa đã tổ chức những sự kiện trọng đại, trong đó lớn nhất là Lễ kỷ niệm 990 năm Thanh Hóa, và chuỗi các sự kiện được tổ chức trong dịp này, như: Triển lãm Thanh Hóa xưa và nay; khai trương tuyến công-ten-nơ quốc tế tại Cảng Nghi Sơn; khánh thành, đưa vào hoạt động Bệnh viện ung bướu Thanh Hóa, Bệnh viện đa khoa quốc tế Hợp Lực; và khởi công Dự án chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa tập trung quy mô công nghiệp của Tập đoàn TH.Các sự kiện ấy đã để lại ấn tượng tốt đẹp, có sức lan tỏa mạnh mẽ, khơi dậy niềm tự hào, tạo động lực tinh thần to lớn để Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Thanh Hoá vững bước trên con đường đổi mới, hướng tới một tương lai thịnh vượng.
Với phương châm hành động trong giai đoạn 2015 - 2020 là Đoàn kết - Kỷ cương - Sáng tạo - Phát triển với các chỉ tiêu đặt ra: Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩ trên địa bàn tỉnh GRDP bình quân đạt 12%/năm trở lên. Phấn đấu đến năm 2020 GRDP bình quân đầu người đạt 3.600USD trở lê, cơ cấu các ngành kinh tế nông, lâm, thủy sản chiếm 12%, công nghiệp - xây dựng chiếm 53,7%, dịch vụ chiếm 34,3%. Tổng giá trị xuất khẩu đạt 2 tỷ USD trở lên. Tổng sản lượng lương thực bình quân hằng năm giữ ổn định 1,5 triệu tấn. Huy động vốn đầu tư trong 5 năm đạt 610 nghìn tỷ đồng. GQVL mới cho trên 330.000 người trở lên. Tăng tỷ lệ lao động đã qua đào tạo đến năm 2020 đạt 70% trở lên, tủ lệ hộ nghèo giảm bình quân mỗi năm trên 2,5%. Các đôt phá trong nhiệm kỳ: Phát triển nhanh, đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, tập trung nguồn lực đầu tư có trọng tâm, trọng điểm các công trình hạ tầng quan trọng, có tính then chốt về giao thông, thủy lợi, điện, thông tin liên lạc…ưu tiên xây dựng hạ tầng kỹ thuật Khu kinh tế Nghi Sơn và Khu CN Lam Sơn – Sao Vàng, TP Thanh Hóa và các trục giao thông kết nối các vùng kinh tế động lực. Đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, tạo sự thông thoáng minh bạch, hấp dẫn các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào đầu tư, sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa... đáp ứng yêu cầu đến năm 2020 Thanh Hóa trở thành tỉnh khá của cả nước, đến năm 2030 trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại. Hướng đến là một tỉnh năng động và phát triển của cả nước./.