Theo đó phạm vi triển khai trên quy mô toàn tỉnh Thanh Hóa bắt đầu từ tháng 4/2022 và bảo đảm theo tiến độ cung ứng vaccine của Bộ Y tế và lịch tiêm chủng của các địa phương.
Dự kiến số đối tượng tiêm chủng trên địa bàn toàn tỉnh Thanh Hóa là 469.354 trẻ (số liệu điều tra, báo cáo của các địa phương đến ngày 6/1/2022). Liều lượng tiêm theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất và vaccine đã được Bộ Y tế cấp phép. Số lượng vaccine theo sự phân bổ của Bộ Y tế. Tiêm theo nguyên tắc từ nhóm tuổi trên xuống đến nhóm tuổi dưới, bảo đảm sử dụng hiệu quả, tiết kiệm vaccine.
Việc triển khai tiêm chủng phải được thực hiện theo đúng các hướng dẫn của cơ quan chuyên môn, đảm bảo an toàn tiêm chủng tại tất cả các cơ sở thực hiện tiêm chủng. Sử dụng vaccine đảm bảo an toàn, hiệu quả, tiết kiệm, chống lãng phí, đúng đối tượng, đúng mục đích, đảm bảo tỷ lệ bao phủ tối đa và công khai, minh bạch, tiếp cận công bằng cho các đối tượng được tiêm.
Tổ chức buổi tiêm chủng, sử dụng hệ thống tiêm chủng mở rộng sẵn có, các cơ sở tiêm chủng dịch vụ của Nhà nước, tư nhân và các cơ sở khác đủ điều kiện tiêm chủng. Trong trường hợp cần đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng thì bố trí các cụm điểm tiêm chủng lưu động tại các trường học, cơ sở trông giữ trẻ để tiêm cho nhiều đối tượng cùng thời điểm.
Cơ sở tiêm chủng bố trí tiêm theo khung giờ, chia thành nhiều bàn, điểm tiêm bảo đảm thực hiện 5K, giãn cách và các biện pháp phòng chống dịch tại các điểm tiêm chủng. Phải sử dụng tối đa công nghệ thông tin trong tiêm chủng, bố trị cán bộ hỗ trợ sử dụng công nghệ thông tin trong việc triển khai tiêm. Các cơ sở điều trị sẵn sàng tiếp nhận và tiêm cho các đối tượng cần được theo dõi đặc biệt theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Bố trí đầy đủ các điều kiện dự phòng, xử lý tại chỗ sốc phản vệ tại tất cả các điểm tiêm theo Thông tư số SUTT-BYT ngày 29/12/2017 của Bộ Y tế về việc ban hành hướng dẫn phỏng, chân đoán và xử tri phản vệ.
Bên cạnh chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để xử trí tại chỗ các phản ứng bất lợi sau tiêm chủng, các huyện, thị xã, thành phố bố trí đầy đủ nhân lực, phương tiện vận chuyển cấp cứu, trang thiết bị, thuốc thiết yếu thường trực tại các điểm tiêm chủng sẵn sàng xử trí các phản ứng bất lợi xảy ra sau tiêm chủng. Sở Y tế chỉ đạo các bệnh viện xây dựng phương án, bố trí nhân lực, trang thiết bị, phương tiện cấp cứu, thuốc, thông tin liên lạc... và tổ chức các đội cấp cứu lưu động sẵn sàng hỗ trợ các điểm tiêm chủng vaccine phòng Covid-19. Tất cả các Bệnh viện Đa khoa trên địa bàn phải xây dựng phương án và chuẩn bị tối thiểu 5 giường bệnh hồi sức tích cực/bệnh viện để sẵn sàng tiếp nhận và xử trí các trường hợp phản ứng nặng sau tiêm chủng.