Quay lại Dân trí
Dân sinh
  1. Diễn đàn Dân sinh

  2. Đời sống

Thanh Hoá: Xây dựng Đề án Chuyển đổi số

(Dân Sinh) - Nhằm phát triển hạ tầng số, nền tảng số, các cơ sở dữ liệu đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số toàn diện. Xây dựng Chính quyền số hoạt động hiệu quả, gắn với phát triển đô thị thông minh, kinh tế số, xã hội số, cải cách hành chính tạo môi trường thông thoáng để thu hút đầu tư kinh doanh. Tỉnh Thanh Hoá xây dựng Đề án Chuyển đổi số tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.

Vừa qua, tỉnh Thanh Hoá xây dựng  Đề án Chuyển đổi số tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. 

Theo mục tiêu đề án đặt ra, việc chuyển đổi số nhằm đổi mới căn bản, toàn diện công tác lãnh đạo, chỉ đạo, hoạt động quản lý, điều hành của các cơ quan, tổ chức, quy trình, quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phương thức sống, làm việc của người dân. Phát triển hạ tầng số, nền tảng số, các cơ sở dữ liệu đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số toàn diện. 

Thanh Hoá: Xây dựng Đề án Chuyển đổi số - Ảnh 1.

Ảnh minh hoạ

Xây dựng Chính quyền số hoạt động hiệu quả, gắn với phát triển đô thị thông minh, kinh tế số, xã hội số, cải cách hành chính tạo môi trường thông thoáng để thu hút đầu tư kinh doanh. Hình thành, phát triển các doanh nghiệp công nghệ số có quy mô lớn, sức cạnh tranh cao là nền tảng cho phát triển kinh tế số; xã hội số văn minh, hiện đại, an toàn. Đẩy mạnh chuyển đổi số trong các ngành, lĩnh vực tỉnh Thanh Hóa có lợi thế; tiên phong thử nghiệm các công nghệ và mô hình mới.

Để đạt được mục tiêu đó, đề án cũng đặt ra 4 nhiệm vụ và 7 giải pháp trọng tâm cho giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, gồm: Nhiệm vụ về phát triển nền tảng cho chuyển đổi số; nhiệm vụ về phát triển chính quyền số; nhiệm vụ về phát triển kinh tế số; nhiệm vụ về phát triển xã hội số. 7 giải pháp trọng tâm, gồm: Giải pháp về thay đổi nhận thức; Giải pháp về kiến tạo thể chế; Giải pháp về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; Giải pháp về tài chính; Giải pháp tuyên truyền; Giải pháp về an toàn, an ninh mạng; Giải pháp về hợp tác quốc tế.

Ngoài ra, đề án cũng xây dựng thành 3 lộ trình thực hiện, gồm: Giai đoạn khởi động (2021-2022): Giai đoạn này tập trung các nhiệm vụ: Xây dựng cơ chế chính sách, tuyên truyền người dân/doanh nghiệp tham gia; Phát triển hạ tầng kỹ thuật; Phát triển CQĐT trên cơ sở phát huy những giải pháp đã triển khai và tập trung cho giải quyết các vấn đề bức thiết của tỉnh.

Giai đoạn tăng tốc (2023-2025): Giai đoạn này cần tập trung một số nhóm nhiệm vụ sau: Hoàn thành việc xây dựng CQĐT chuyển dần sang Chính quyền số; Triển khai các lớp ứng dụng CQĐT trên các lĩnh vực đảm bảo theo khung kiến trúc CQĐT. Với các mục tiêu mở rộng sang các lĩnh vực chuyên ngành: Y tế, giáo dục, giao thông, môi trường... phục vụ công tác quản lý nhà nước, thông tin cho người dân/doanh nghiệp.

Giai đoạn phát triển (2026-2030): Giai đoạn này hướng tới hoàn thiện và phát triển trở nên sâu rộng tới mọi tầng lớp. Ứng dụng CNTT nâng cao hiệu quả hoạt động của Chính quyền số; phát triển các doanh nghiệp số có khả năng cạnh tranh cao; kinh tế số phát triển; xã hội số văn minh, hiện đại.