Nhiều kỹ thuật cao được chuyển giao cho bệnh viện tuyến dưới thông qua đề án 1816
Đề án 1816 là một chủ trương có tình thời sự nhưng phải thực hiện lâu dài
Vào cuối thập niên đầu tiên của thế kỷ 21, nhu cầu khám, chữa bệnh của dân ta tăng cao. Đặc biệt, một bộ phận nhân dân ở các tỉnh lẻ muốn được khám chữa bệnh ở những cơ sở y tế có uy tín ở những trung tâm lớn như Thủ đô Hà Nội, TP. Hồ Chỉ Minh, Huế. Chính vì vậy, ở những nơi này bệnh viện luôn luôn quá tải, mỗi một giường bệnh có khi phải thu xếp cho 2 đến 3 bệnh nhân. Trước tình hình này, ngành y tế có sáng kiến cử cán bộ chuyên môn luân phiên từ bệnh viện tuyến trên về hỗ trợ các bệnh viện tuyến dưới nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh. Sáng kiến này sau đó được xây dựng thành đề án, được gọi là Đề án 1816. Thông điệp của đề án này là “Hướng về y tế cơ sở”.
Đến nay, Đề án 1816 đã đi vào cuộc sống được hơn 10 năm, đã phát huy tác dụng và cũng đặt ra một số vấn đề cần giải quyết. Tác dụng lớn nhất, dễ thấy nhất là chất lượng khám, chữa bệnh trong cả nước được nâng lên; số giường bện tăng đáng kể; trang thiết bị của các bệnh viện từ trung ương đến địa phương được hiện đại hóa; nguồn lực về y tế giữa các vùng miền được điều chỉnh một bước để tiến tới sự phân bổ đồng đều; các thầy thuốc có mối quan hệ thân thiết, chặt chẽ hơn; bệnh nhân ở các tỉnh bắt đầu tin tưởng vào cán bộ y tế cơ sở hơn…
Bên cạnh đó, chúng ta cũng thấy có sự xáo trộn trong hoạt động khám chữa bệnh. Một số bệnh viên hạng I chưa được thông suốt nên thực hiện chủ trương này chưa nhiệt tình, chưa tự giác; một số bác sĩ giỏi không muốn xa rời gia đình, địa bàn quen thuộc để đến nơi mới, dù chỉ trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên, do đây là một chủ trương lớn của ngành nhằm đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh cho nhân dân ở các địa phương nên Bộ Y tế chỉ đạo cương quyết, sát sao. Kết quả cụ thể là tỷ lệ bệnh nhân chuyển viện, đưa từ tuyến dưới lên tuyến trên có xu hướng giảm. Trình độ chuyên môn của hàng ngàn bác sĩ ở các bệnh viên tỉnh được nâng cao do được tập huấn thường xuyên. Trang thiết bị của các bệnh viện tỉnh được hiện đại hóa và hoạt động hiệu quả vì được chuyển giao công nghệ…
Có thể nói việc cử thầy thuốc giỏi của bệnh viện tuyến trên về hỗ trợ các bệnh viện tuyến dưới là một chủ trương đúng của ngành. Chủ trương này đáp ứng nhu cầu thực tế cuộc sống, được xã hội đón nhận với những niềm hy vọng sâu xa. Đây là một chủ trương ra đời nhằm giải quyết vấn đề “quá tải” xuất hiện cách đây hơn 10 năm, nhưng trong tình hình hiện nay, chủ trương này vẫn phải được tiếp tục thực hiện. Muốn vậy, phải có sự điều chỉnh, phải có sự tăng cường tuyên truyền, giáo dục để chủ trương này đi vào cuộc sống “ngọt” hơn, “êm hơn”.
Thầy thuốc phải xem mình như người lính
Khi ra đời, Đề án 1816 chỉ là một giải pháp tình thế nhằm góp phần khắc phục ngay sự không đồng đều giữa các vùng miền. Nhưng đến nay, chúng ta thấy chủ trương luân phiên đưa cán bộ y tế có trình độc huyên môn cao của các bệnh viện tuyền trên về khám, chữa bệnh ở các bệnh viện tuyến dưới là một chủ trương hay, sáng tạo.
Trong y học hiện đại, máy móc, thiết bị y tế có vao trò đặc biệt quan trọng. Trong những năm qua, Chính phủ đã tăng cường đầu tư cho y tế để mua sắm máy mọc hiện đại. Khi thực hiện Đề án 1816, trang thiết bị y tế của các địa phương được nâng cao hiệu suất, hiệu quả sử dụng; một số thầy thuốc ở địa phương được nâng cáo kỹ năng sử dụng máy móc. Trong một số trường hợp, bệnh viện tuyến trên mang theo cả một số thiết bị và cuối cùng để lại ở bệnh viên tuyến dưới dưới hình thức cho mượn, cho thuê, hoặc ủng hộ. Trên cơ sở này, căn cứ vào nhu cầu và trình độ kỹ thuật của cán bộ địa phương, sẽ dần bổ sung những trang thiết bị phù hợp bằng nguồn kinh phí từ nguồn bổ sung thường xuyên đã phân bổ hàng năm, hoặc phần chi viện đặc biệt của Đề án. Điều này khiến các bệnh viện tuyến dưới rất phấn khởi.
Phải thấy rằng, những người được cử đi luân phiên dẫu sao cũng bị ảnh hưởng ít nhiều đến công việc, trong đời sống. Vấn đề đặt ra là phải nhận thức được ý nghĩa nhân văn của Đề án 1816. Khi hiểu rõ điều này, các thầy thuốc phải coi mình như người lính được điều động ra “chiến trường”. Khi đã có tư tường này rồi thì họ sẽ nhận nhiệm vụ và ra đi với tư tưởng thoải mái, với ý thức trách nhiệm cao. Với trạng thái tâm lý này, việc khám, chữa bệnh mới có hiệu quả như mong muốn. Bên cạnh đó, việc có chính sách hỗ trợ phù hợp cũng có ý nghĩa động viên và bảo đảm lợi ích cho họ. Trên thực tế, những người thực hiện nhiệm vụ luân phiên được bảo đảm đầy đủ các lợi ích như đang tại nơi làm việc, được hỗ trợ chi phí đi lại, bảo đảm sinh hoạt tại nơi tiếp nhận. Những người hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, có quyết định khen thưởng của nơi tiếp nhận, sẽ được ưu tiên xét nâng ngạch, bậc lương trước thời hạn; uy tín đối với đồng nghiệp được nang cao.
Hiệu quả tích cực của Đề án 1816 đã được khẳng định
Sau 11 năm thực hiện, Đề án 1816 đã đem lại những hiệu quả to lớn cho y tế các địa phương. Đề án 1816 đã đạt 3 mục tiêu đặt ra gồm: Nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh của bệnh viện tuyến dưới, đặc biệt là miền núi, vùng sâu, vùng xa thiếu cán bộ y tế; Giảm tình trạng quá tải cho các bệnh viện tuyến trên, đặc biệt là các bệnh viện tuyến Trung ương; chuyển giao công nghệ và đào tạo cán bộ tại chỗ nhằm nâng cao tay nghề cho cán bộ y tế tuyến dưới.
“Ngôn ngữ” của những con số đã tự nói lên hiệu quả của dự án: Khoảng 6.000 phương tiện kỹ thuật đã được chuyển giao cho bệnh viện tuyến dưới; đã có trên 10.000 lượt cán bộ được cử đi luân phiên, đào tạo chuyển giao kỹ thuật cho bệnh viện tỉnh; các lĩnh vực chuyên môn đã triển khai thực hiện chuyển giao kỹ thuật ở 26 chuyên ngành, gồm: Nội, Ngoại, Sản, Nhi, Hồi sức cấp cứu, Gây mê hồi sức, Y học Cổ truyền, Tâm thần, Truyền nhiễm, Lao, Da liễu, Bỏng, Ung bướu, Nội tiết, Tai Mũi Họng, Răng Hàm Mặt, Mắt, Huyết học - Truyền máu, Miễn dịch, Di truyền, Hóa sinh, Giải phẫu bệnh và Tế bào, Chẩn đoán hình ảnh, Nội soi, Thăm dò chức năng, Bỏng…; Cán bộ luân phiên từ tuyến trên đã khám và điều trị cho gần 3 triệu lượt người bệnh, trực tiếp thực hiện trên 65.000 ca phẫu thuật, cứu sống nhiều trường hợp người bệnh mắc bệnh hiểm nghèo, góp phần làm giảm tỷ lệ chuyển tuyến của các bệnh viện tuyến dưới. Tại các tỉnh, thành phố, huyện đã có 7.600 lượt cán bộ luân phiên, chuyển giao trên 4.591 kỹ thuật. Trong đó, các bệnh viện tỉnh đã cử gần 3.800 lượt cán bộ luân phiên, chuyển giao trên 3.500 kỹ thuật; các bệnh viện huyện cử trên 3.800 lượt cán bộ xuống hỗ trợ tại 938 trạm y tế xã; đào tạo chuyển giao 1.091 kỹ thuật.
Bộ Y tế cũng đã có chủ trương đưa các bệnh lý mãn tính không lây nhiễm như tăng huyết áp, tim mạch, tiểu đường, một số bệnh ung thư ở giai đoạn chăm sóc giảm nhẹ về cơ sở, trạm y tế xã. Ngành Y tế đã xây dựng mô hình điểm ở một số nơi ở phía Bắc, miền Trung. Các bác sĩ bệnh viện tuyến Trung ương như Bệnh viện Lão khoa, Bệnh viện Nội tiết Trung ương, Bệnh viện Tim Hà Nội… đang đào tạo và hỗ trợ chuyên môn cho các cán bộ y tế cơ sở về quản lý sức khoẻ toàn dân, quản lý, chăm sóc sức khoẻ ban đầu của người dân theo nguyên lý y học gia đình tại một số tỉnh như Phú Thọ, Hải Dương, Nghệ An, Hà Tĩnh…
Việc triển khai thành công Đề án 1816 có tầm quan trọng và ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển bền vứng của đất nước ta. Tinh thần, phong cách của dự án này cần tiếp tục thực hiện trong cuộc sống để góp phần giải quyết những khó khăn và bức xúc đang được đặt ra trong điều kiện kinh tế - xã hội hiện nay.
Đề án 1816 là một đề án trong lĩnh vực y tế nhưng sau hơn 10 năm thực hiện, chúng ta thấy hiệu quả của đề án đã vượt ra ngoài khuôn khổ của ngành, có tác dụng như một chủ trương lớn về phát triển kinh tế - xã hội. Hơn thế nữa, nó còn gợi lại tinh thần phục vụ nhân dân của một số thầy thuốc là sẵn sàng xa nhà, xa gia đình; đến những nơi đang cần mình.
Hải My/GĐ&TE