Các di tích bao gồm: Di tích khảo cổ hang Con Moong và các di tích phụ cận (huyện Thạch Thành, Thanh Hóa); di tích khảo cổ Mộ Cự thạch Hàng Gòn (thị xã Long Khánh, Đồng Nai); di tích kiến trúc nghệ thuật Tháp Chăm Dương Long (huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định); di tích kiến trúc nghệ thuật Tháp Bình Sơn (huyện Sông Lô, Vĩnh Phúc); di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Chùa Vĩnh Nghiêm (huyện Yên Dũng,Bắc Giang); di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Đền Trần Thương (huyện Lý Nhân, Hà Nam); di tích lịch sử Đền thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm (huyện Vĩnh Bảo, TP. Hải Phòng); di tích lịch sử Chiến trường Điện Biên Phủ (TP. Điện Biên Phủ, huyện Tuần Giáo và huyện Điện Biên). Bên cạnh đó, bổ sung thêm 23 điểm di tích vào hồ sơ di tích lịch sử Chiến trường Điện Biên Phủ đã được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt tại Quyết định số 1272/QĐ-TTg ngày 12/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ.
Chùa Vĩnh Nghiêm và mộc bản kinh Phật tại huyện Yên Dũng (Bắc Giang)
Di tích lịch sử căn cứ Bộ Chỉ huy Quân giải phóng miền Nam Việt Nam (huyện Lộc Ninh, Bình Phước); di tích lịch sử địa đạo Củ Chi (huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh); di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh Tây Thiên-Tam Đảo (huyện Tam Đảo, Vĩnh Phúc).
Cụm tháp Dương Long, huyện Tây Sơn(Bình Định)
Thủ tướng yêu cầu Bộ trưởng Bộ VH,TT&DL, Chủ tịch UBND các cấp nơi có di tích được xếp hạng trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình thực hiện việc quản lý nhà nước đối với di tích theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.
Mô hình địa đạo Củ Chi (TP. Hồ Chí Minh)