Chung tay ứng phó lũ lụt
Đến thời điểm ngày 9/12, đã có gần 30 người thiệt mạng trong những ngày mưa lũ ở các tỉnh miền Trung. Thiệt hại nặng nề về người và của tập trung ở Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa. Theo UBND tỉnh Quảng Ngãi thì; Chung tay ứng phó 24/24, nhưng thiệt hại nặng nề quá khiến ai cũng ngậm ngùi. Hàng loạt các xã ven sông Phước, sông Thoa, sông Trà Câu, sông Vệ ngập sâu trong nước lũ. Hơn 100 căn nhà bị sập, có 6 người đã tử vong trong mấy ngày mưa bão tả tơi. Càng thương xót hơn khi có nạn nhân tử vong khi tuổi đời còn rất trẻ. UBND tỉnh cùng các lực lượng chức năng đã tức tốc cho ca nô, tàu thuyền dy chuyển người và vật chất lên các vùng đất cao khô. Hỗ trợ mai táng và động viên kịp thời các gia đình có người tử vong. Nhiều căn nhà sập hoàn toàn sẽ được hỗ trợ một phần kinh phí xây dựng trước Tết Đinh Dậu.
Nhiều làng mạc chìm trong biển nước
Ở Bình Định chỉ mấy ngày cũng đã có 7 người tử vong được tìm thấy còn nhiều người vẫn đang mất tích. Các huyện Hoài Nhơn, An Lão, Hoài Ân, Vân Canh, Tuy Phước, Phù Cát, Phù Mỹ thiệt hại nặng nhất. Không chỉ nhà tạm, nhiều căn nhà kiên cố cũng bị đánh sập. Ngày 9/12, chủ tịch UBND tỉnh Bình Định cho biết; các lực lượng tìm cứu cứu nạn, cứu hộ hoạt động liên tục 24/24 để hỗ trợ về cả lương thực, vật tư y tế nhưng sức tàn phá của lũ quá dữ dội, không tránh khỏi thiệt hại nặng. Đến đêm ngày 8/12, riêng tại Bình Định đã có 6.979 nhà bị ngập nước; 496 ha lúa bị ngập, hư hỏng; 123 ha hoa màu hư hỏng, 7 tấn lương thực bị ngập nước và 7.167 con gia súc gia cầm bị cuốn trôi. Hệ thống thủy lợi cũng bị hư hỏng nặng, trong đó có 65m bờ sông bị sạt lở, 40m kè bị hư hỏng, 5.500m kênh mương bị sạt lở, hư hỏng. Mưa lũ còn làm hư 1 cầu giao thông, 33 điểm giao thông bị ách tắc, 4 km đường giao thông bị sạt lở nghiêm trọng.
Ở Ninh Thuận mực nước tại các sông cuồn cuộn chảy tràn vào hàng chục xã khiến cho hàng trăm thôn, làng chìm trong nước. Hơn 1.000 con gia súc bị cuốn trôi. Thiệt hại nặng nhất đó là huyện Thuận Bắc. Trong tỉnh ước tính có hơn 100 ha đìa tôm, hơn 50ha muối mất trắng.
Ở Khánh Hòa ngay cả thành phố Cam Ranh cũng ngập sâu trong nước. Nhiều tuyến phố bị cô lập, thiệt hại nặng nề về hoa màu. Nhiều tỉnh khác ở miền Trung bị thiệt hại do mưa lũ cũng đã nhận được hỗ trợ kịp thời như; Tỉnh Quảng Bình quyết định phân bổ 2.459,5 tấn gạo dự trữ quốc gia cho các địa phương để hỗ trợ bổ sung cho người dân bị ảnh hưởng do lũ lụt. Bình Định cấp gạo kịp thời quyết tâm không để hộ dân nào thiếu đói.
Cần rút ra những bài học kinh nghiệm
Theo đánh giá của nhiều tỉnh miền Trung sau những trận bão lụt đau thương thì cần rút ra bài học. Khi có dấu hiệu thiện tai biển đổi, xảy ra lũ lụt thì cần tức tốc rà soát các khu vực bị ngập sâu, chia cắt, kiên quyết sơ tán người dân ra khỏi khu vực nguy hiểm không đảm bảo an toàn, nhất là đối các hộ ven sông, ven biển, vùng ngập sâu, triều cường. Đặc biệt, các địa phương dọc các sông lớn, ven suối, ven núi cần đề phòng mưa lớn, lũ quét, gây sạt lở; tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình xả lũ trên sông, hồ, đập để thông báo và hướng dẫn cho nhân dân chủ động phòng tránh.
Thành phố Cam Ranh cũng ngập vì xả hồ vô tội vạ
Các đập thủy điện cần nghiêm túc đánh giá khoa học về công tác điều tiết nước. Phải theo dõi sát sát các thông tin veề dự báo thời tiết, thiên tai. Thực tế, trong các trận mưa lũ vừa qua hàng loạt đập thủy điện đã ồ ạt xã lũ như; thủy điện Sông Hinh, sông Ba Hạ (ở Phú Yên). Hàng loạt hồ nước lớn cũng đã xả nước ồ ạt chồm lên các bản làng như; hồ chứa nước Núi Ngang (Quảng Ngãi). Đáng nói, mặc cho người dân khốn khổ trong biển nước nhưng một số đơn vị còn xả nước mà vô trách nhiệm không báo trước như Công ty TNHH MTV Thủy lợi Nam Khánh Hòa. Dẫu biết rõ, thiệt hại sẽ nặng nề hơn nhưng công ty này vẫn vô tư xả lũ Hồ Suối Dầu vào ngày 7/12 khiến trăm ngàn người dân điêu đứng trong nước. Những bất cập này không điều chỉnh sớm và quyết liệt sẽ còn những thiệt hại do chính nhân tai tác động vào.
Ông Trần Hữu Thế, Phó chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên đưa ra nhận định rằng; Khi có thiên tai, vấn đề mổ xẻ nguyên nhân là cần thiết. Điều này nên làm sau khi huy động tối đa lực lượng hỗ trợ nhân dân dựng lại nhà cửa, dọn vệ sinh môi trường ngay sau khi nước rút; chỉ đạo lực lượng y tế dự phòng triển khai công tác đảm bảo vệ sinh môi trường, tiêu độc khử trùng, phòng chống dịch bệnh.
Theo Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, từ ngày 9/12 trở đi, mưa lũ ở Miền Trung sẽ giảm dần. Vùng biển từ Ninh Thuận đến Cà Mau tiếp tục có mưa rào và dông mạnh. Trong cơn dông cần đề phòng lốc xoáy và gió giật mạnh. Sóng biển cao từ 1.0 - 2.0m. Người dân và chính quyền địa phương vẫn phải cẩn trọng ứng phó.