Quay lại Dân trí
Dân sinh
  1. Diễn đàn Dân sinh

Thúc đẩy vai trò lãnh đạo của trẻ em gái qua các hoạt động trao quyền tại Việt Nam

Trong tháng 10 năm 2021, để chào mừng ngày Quốc tế Trẻ em gái 11/10 và ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, Plan International Việt Nam đã tổ chức nhiều hoạt động trao quyền cho trẻ em gái nhằm tạo cơ hội giúp các em gái trải nghiệm vai trò lãnh đạo trong nhiều lĩnh vực đời sống.

Ý Nhi, 20 tuổi đến từ Hà Nội, được bà Ann Måwe trao quyền đảm nhiệm vị trí Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam.

Ý Nhi, 20 tuổi đến từ Hà Nội, được bà Ann Måwe trao quyền đảm nhiệm vị trí Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam.

Ở cấp độ quốc gia, sáu em gái đã được trao quyền lãnh đạo tại nhiều tổ chức khác nhau, cụ thể: Em Ý Nhi, 20 tuổi, đến từ Hà Nội, được trao quyền Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam. Em Mỹ Hạnh, 20 tuổi, đến từ Nam Định, và Yến Nhi, 20 tuổi, đến từ Hà Giang, được trao quyền lãnh đạo cấp cao của công ty Astrazeneca Việt Nam. Em Ngọc Tiên, 23 tuổi, đến từ Thành phố Hồ Chí Minh, được trao quyền Giám đốc điều hành của Công ty truyền thông Vietcetera. Em Minh Anh, 14 tuổi, đến từ Hà Nội, được trao quyền Quản lý chương trình Hướng nghiệp và đào tạo nghề của tổ chức Plan International Việt Nam. Em Ngọc, 16 tuổi, đến từ Hà Nội, được trao quyền Giám đốc điều hành khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của Công ty DNV - một doanh nghiệp viễn thông lớn tại Na Uy.

Trên khắp cả nước, 15.381 em gái từ 70 xã trực tiếp tham gia chuỗi sự kiện Girls Takeover, trong đó 87 em gái đã được trao quyền ở nhiều vị trí lãnh đạo cấp địa phương khác nhau.

Bên cạnh trải nghiệm vị trí lãnh đạo ở nhiều lĩnh vực khác nhau và trao đổi với lãnh đạo các tổ chức, công ty về những thách thức và thành tựu mà các em đã cùng tổ chức Plan International Việt Nam đạt được trong một năm qua, đặc biệt trong bối cảnh đại dịch Covid-19, các em gái cũng đồng hành cùng tổ chức Plan International kêu gọi mọi người ký vào thư ngỏ kêu gọi thúc đẩy tăng cường kiến thức kỹ thuật số cho mọi trẻ em, cụ thể: Tin giả, tin sai lệch tác động trực tiếp tới sức khỏe tinh thần của trẻ em gái, kìm hãm sự phát triển của các em. Trẻ em gái cần kỹ năng để bảo vệ bản thân khi tham gia không gian mạng và trước thông tin sai lệch. Mọi trẻ em cần kiến thức để ngăn chặn việc lan truyền tin giả, tin sai lệch trên không gian số. Thanh thiếu niên cần tự đặt câu hỏi khi tiếp cận thông tin, kiểm tra tính xác thực trước khi tin và chia sẻ thông tin nhằm hướng tới xây dựng một môi trường không gian số an toàn và không có sự phân biệt.

“Cần nỗ lực hơn nữa để trẻ em gái và phụ nữ không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới có thể tự tin tham gia thế giới 4.0 và nắm giữ các vị trí lãnh đạo”, bà Sharon Kane, Giám đốc quốc gia Tổ chức Plan International Việt Nam chia sẻ.

Trẻ em gái nỗ lực hàng ngày để thay đổi các định kiến giới, những quan điểm cổ hủ lỗi thời tồn tại qua nhiều thế hệ. Đó là lý do tại sao chúng tôi muốn hỗ trợ trẻ em gái để tiếng nói của các em được lan tỏa và có trọng lượng hơn", bà Ann Måwe khẳng định.

Ngày 11 tháng 10 được Liên Hợp quốc công nhận là ngày Quốc tế trẻ em gái từ năm 2012 với mục đích thúc đẩy việc trao quyền cho trẻ em gái. Plan International, một trong những tổ chức tiên phong về quyền trẻ em gái, đã nỗ lực trong việc vận động Liên hợp quốc công nhận.

Để kỷ niệm ngày này, chuỗi hoạt động “Trao quyền cho trẻ em gái – Girls Takeover” đã được Plan International thực hiện trên phạm vi toàn cầu. Kể từ khi chuỗi hoạt động bắt đầu, hàng hàng nghìn trẻ em gái trên toàn thế giới và 982 trẻ em gái tại Việt Nam đã được đảm nhận nhiều vị trí lãnh đạo trong mọi lĩnh vực từ truyền thông, giải trí đến kinh tế và chính trị để thể hiện khát khao được bình đẳng.

Năm 2021 là năm thứ ba liên tiếp bà Ann Måwe, Đại sứ quán Thụy Điển tại Việt Nam tham gia chuỗi sự kiện Trao quyền cho trẻ em gái. Bà cho biết: Chúng ta có ngày Quốc tế Phụ nữ và Quốc tế Thiếu nhi nhưng cả hai ngày này đều không công nhận vị trí đặc biệt của những em gái đang bị phân biệt chỉ vì giới tính của mình cũng như vì các em còn trẻ. Bất bình đẳng giới vẫn là một vấn đề nghiêm trọng. Trên khắp thế giới, sự hiện diện của phụ nữ và quyền tiếp cận tới các nguồn tài nguyên của họ vấn còn nhiều giới hạn. Hoạt động trao quyền cho trẻ em gái hiện đang diễn ra tại Việt Nam và trên toàn thế giới với mục tiêu thách thức khuôn mẫu giới sai lệch và loại bỏ những rào cản của phân biệt đối xử. "Hãy chung tay hành động để trẻ em gái Việt Nam có thể có cơ hội học tập, lãnh đạo, phát triển và đưa ra quyết định", bà nhấn mạnh.