Đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng trong công tác xúc tiến xuất khẩu, tạo cơ sở pháp lý cho hợp tác thương mại gạo giữa hai nước, hỗ trợ các doanh nghiệp tìm đầu ra cho mặt hàng gạo.
Phát biểu tại lễ ký kết, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho hay, doanh nghiệp Việt Nam sẽ là đối tác đáng tin cậy của phía Timor-Leste, không chỉ ở mặt hàng nông sản, thuỷ sản, gạo… mà còn cả ở các mặt hàng dệt may, da giày, điện tử…
Quang cảnh Lễ ký kết
Việt Nam cũng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hai bên khai thác các điều kiện và thúc đẩy hoạt động đầu tư, thương mại… tại Timor-Leste
Thứ trưởng Trần Tuấn Anh cũng cho rằng, còn có nhiều cơ hội cho các ngành công nghiệp khác như năng lượng, dầu khí, chế biến… có thể hợp tác và đầu tư giữa hai nước.
Hai bên nhất nhất trí thúc đẩy việc hoàn tất các thủ tục phê chuẩn Hiệp định Thương mại song phương ký năm 2013 tại mỗi nước trong thời gian sớm nhất, làm cơ sở để triển khai có hiệu quả các nội dung hợp tác mà Hiệp định mang lại.
Bộ trưởng Bộ thương mại Công nghiệp và Môi trường Timor-Leste phát biểu: “Sau khi bàn bạc, chúng tôi đưa ra quyết định sẽ lựa chọn TCty Vinafood 2 để nhập khẩu gạo và thay vì nhập khẩu 7.000 tấn như đã nói, chúng tôi sẽ tăng khối lượng nhập khẩu lên 9.000 tấn. Bên cạnh đó, mặt hàng gạo mà hai nước sắp ký kết chỉ là một trong số mặt hàng chính trong quan hệ giữa hai nước. Chúng tôi mong muốn rằng sau buổi lễ này hai bên sẽ cùng bàn thảo để có thể hợp tác để đa dạng các mặt hàng nhập khẩu trong các lĩnh vực tiềm năng như dầu khí, nông nghiệp, ngư nghiệp…
Theo số liệu của Bộ Công Thương, ước cả năm 2015, Việt Nam nhập khẩu từ Timor-Leste đạt khoảng 31 triệu USD.
Timor-Leste nhập khẩu từ Việt Nam đạt hơn 34 triệu USD, chiếm 6,14%, đứng thứ 6 trong tổng số 35 quốc gia xuất khẩu vào Timor-Leste.
Với tinh thần đó, hai Bộ trưởng và các thành viên đoàn đã chứng kiến Lễ ký kết Bản ghi nhớ Thương mại gạo giữa hai Bộ và nhất trí sẽ phối hợp chặt chẽ để thực hiện hiệu quả Bản ghi nhớ.