Quay lại Dân trí
Dân sinh
  1. Diễn đàn Dân sinh

TP Phủ Lý: Bức xúc tình trạng vỉa hè, lòng đường bị lấn chiếm trái phép.

Thời gian vừa qua, tình trạng lấn chiếm lòng lề đường, vỉa hè, hành lang an toàn giao thông làm nơi kinh doanh, buôn bán nông - lâm sản ... và xâm phạm kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn Tp Phủ Lý (Hà Nam) diễn ra khá phổ biến.

 

Trên địa bàn Phủ Lý hiện tượng lấn chiếm vỉa hè diễn ra hầu hết trên các tuyến phố như: Lê Công Thanh, Quy Lưu, Biên Hòa, Trường Trinh,... vỉa hè đều được tận dụng một cách triệt để nhằm phục vụ cho mục đích kinh doanh, buôn bán cá nhân quán nước, hàng quần áo, quán ăn,... mọc lên nhiều như nấm.

Vỉa hè đang bị lấn chiếm phục vụ cho hoạt động kinh doanh

Người dân sống xung quanh khu vực bị lấn chiếm cho biết nhiều quán ăn sáng và tối trên các tuyến phố là nguyên nhân chính gây ách tắc giao thông, vì xe cộ các quán ăn thường được để dưới lề đường không đúng quy định, không có chỗ để người dân qua lại.

Theo quan sát của chúng tôi hai bên vỉa hè trên các tuyến đường như: Lê Công Thanh, Quy Lưu, Biên Hòa, Trường Trinh,… hầu như bị các hộ kinh doanh lắp mái che cố định để trưng bày hàng hóa, và các bảng hiệu sát nhau chiếm nhiều diện tích trên vỉa hè.

Bảng hiệu lấn chiếm diện tích vỉa hè

Đây là một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng đến an toàn giao thông không được đảm bảo và là thách thức lớn đối với các ngành chức năng. Trong khi đó, cấp ủy, chính quyền nhiều địa phương thờ ơ, không giải quyết và đặc biệt là ý thức, nhận thức của người dân trong việc giữ gìn lòng đường, vỉa hè còn nhiều hạn chế. 

Các quán ăn, nhà hàng đều phải đóng thuế kinh doanh, chi phí mặt bằng, đào tạo an toàn vệ sinh thực phẩm. Trong khi đó, những gánh hàng rong thì không phải chịu những chi phí trên, tô chén, đũa, muỗng sau khi khách dùng xong chỉ được tráng qua bằng một xô nước nhỏ rồi lau khô bằng chiếc giẻ thế là xong. Bán nơi này xong, họ lại di chuyển tới nơi khác,  hàng rong  rong đuổi khắp khu phố, trên các con hẻm, nơi tập trung đông người bởi nó đáp ứng nhu cầu rẻ, tiện lợi và phù hợp với túi tiền mọi người đặc biệt là học sinh, sinh viên.

Mọi sự việc đều có hai mặt “rẻ tiện lợi” đồng thời nó còn tồn đọng mối nguy hiểm chết người, khách hàng có thể bị ngộ độc thực phẩm như tiêu chảy, ói mửa do chế biến không đảm bảo vệ sinh, nguyên liệu xuất xứ không rõ ràng. Cuối cùng trách nhiệm thuộc về ai?

Không còn chỗ đi buộc các em nhỏ phải đi xuống lòng đường điều này tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm 

Điển hình của tình trạng này xảy ra tại chợ Bầu (Tp. Phủ Lý), điểm giao dịch đầu mối nơi tập trung buôn bán với đầy đủ tất cả các mặt hàng từ quần áo, đồ điện tử,... cho tới mặt hàng thực phẩm tươi sống như cua, cá, rau, hoa quả, được bày bán dưới lòng đường, trên vỉa hè. Đây là “vấn nạn” diễn ra hàng ngày ở khu vực này, cũng  từ đó dẫn đến tình trạng ùn tắc giao thông.

Bên cạnh đó, các hộ kinh doanh mặt hàng tươi sống như: mổ cá moi ruột, tiện tay đổ luôn ra đường khiến mùi hôi thối, tanh tưởi bốc  lên gây ô nhiễm môi trường. Mỗi khi có xe ô tô chạy qua, khói bụi bám đầy vào các mặt hàng thực phẩm, hoa quả,... gây mất an toàn vệ sinh thực phẩm. Sau mỗi buổi chợ, các loại rác thải vương vãi khắp mặt đường, lề đường gây mất vệ sinh và mỹ quan nơi công cộng.

Rác thải sau mỗi buổi chợ

Lòng đường được những công nhân xây dựng này tận dụng để đảo vữa

Để hạn chế tình trạng nhân dân tự ý lấn chiếm lòng, lề đường, vỉa hè làm nơi buôn bán, Đội Quản lý trật tự cảnh quan đô thị đã tiến hành các biện pháp tuyên truyền, lập biên bản xử lý những trường hợp vi phạm. Tuy nhiên, khi có mặt lực lượng chức năng thì đường thông hè thoáng và ngược lại vắng bóng Công an trật tự đô thị tình trạng lấn chiếm lòng, lề đường, lại tiếp tục tái diễn. Các biện pháp này không đủ tính răn đe nên tình trạng vi phạm vẫn diễn ra phổ biến tại các khu vực xung quanh chợ Bầu, đường Trường Trinh, Quy Lưu, Biên Hòa,...

Hiện tượng lấn chiếm vỉa hè hàng ngày vẫn tiếp diễn, gây nên hậu quả nghiêm trọng, điển hình như : ô nhiễm môi trường, ùn tắc, tay nạn giao thông, gây ảnh hưởng tới mỹ quan đô thị, ... Rất mong các cơ quan chức năng, các cấp, các ngành có thẩm quyền thực hiện kiên quyết, xử phạt những người tái phạm. Không để tình trang trên tiếp tục diễn ra.