Quay lại Dân trí
Dân sinh
  1. Diễn đàn Dân sinh

TP.HCM: Người phụ nữ trồng rau má trên đất thép Củ Chi, ‘bỏ túi’ vài tỷ đồng mỗi năm

Chị Nguyễn Thị Hương (xã Tân An Hội, huyện Củ Chi, TP.HCM) trồng cây rau má để lấy nguyên liệu nghiền làm bột bán, mỗi năm thu lợi nhuận vài tỷ đồng.

 - Ảnh 1Năm 2015, chị Nguyễn Ngọc Hương (xã Tân An Hội, huyện Củ Chi, TP.HCM) bắt đầu thử nghiệm trồng rau má. “Trước đó từng làm ở công ty về chế biến nông sản, tôi nhận thấy cây rau má có nhiều công dụng. Việc sử dụng các sản phẩm đã qua chế biến từ loại rau này có tiềm năng nên tôi và nhóm bạn thử nghiệm làm bột rau má”, chị Hương cho biết.


 - Ảnh 2

Cuối năm 2015, chị Hương và cộng sự trồng thử nghiệm rau má tại huyện Củ Chi. Thời gian đầu, chị gặp nhiều khó khăn trong làm trang trại, rau má lên không đều, bị sâu bệnh hàng loạt…


 - Ảnh 3

 - Ảnh 4Vượt qua những khó khăn, hiện nay chị đang có trang trại trồng rau má rộng 10.000 m2. Vùng trồng rau được đắp bờ cao giữa ruộng lúa để ngăn nước tràn vào.


 - Ảnh 5Rau má thân xanh là loại được chị trồng với số lượng lớn. Theo chủ trang trại, rau má này chứa diệp lục tố cao, có mùi thơm, đắng nhẹ và hương vị ngon. Rau trồng thành từng luống theo thứ tự để tiện thu hoạch. Trung bình, những gốc rau má sau khi cắt lá mất một tháng lại thu hoạch trở lại. Mỗi gốc rau mọc liên tục trong khoảng 5 năm nếu chăm sóc tốt.


 - Ảnh 6Rau má được vận chuyển vào xưởng để nhặt lá già, vàng úa và rửa sạch trước khi cho vào lò sấy khô. Trung bình, phải sấy trong 18 giờ liên tục để ra nguyên liệu nghiền bột.


 - Ảnh 7

 - Ảnh 8Rau má sấy khô được đổ vào máy nghiền. Máy nghiền bằng đá sẽ cho ra bột mịn, nhiệt thấp nên không làm mất chất dinh dưỡng, hương vị ban đầu. Trung bình, cứ 5 kg rau má tươi khi sấy và nghiền sẽ ra được một kg bột.


 - Ảnh 9Sản phẩm được đóng gói theo dây chuyền tự động ngay sau khi nghiền và chủ yếu bán trong nước. Bột dùng để thay thế rau má tươi, chế nước uống, làm thức ăn, mỹ phẩm... Mỗi kg bột có giá thị trường hơn một triệu đồng.

XUÂN TRƯỜNG - HẢI LINH.