Được biết mỗi hộ nông dân tham gia vào các mô hình được hỗ trợ từ 6 tr đ đến 8 tr đ, để triển khai thực hiện trong các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi như: Nuôi bò, vịt, heo, cá và trồng màu, nấm rơm với thời gian hỗ trợ là 3 năm.
Hoàn cảnh của các hộ nghèo trước khi tham gia thực hiện các mô hình đa số là thiếu vốn sản xuất, chưa có công ăn việc làm ổn định, thiếu kinh nghiệm và trình độ kỹ thuật trong trồng trọt, chăn nuôi…
Nhưng từ khi tham gia vào các mô hình, được hỗ trợ vốn thực hiện trồng trọt, chăn nuôi một cách thiết thực, các hộ này đã có việc làm ổn định, tăng thu nhập để cải thiện cuộc sống, vươn lên thoát nghèo.
Qua thực tế thực hiện từ 2009 đến nay cho thấy, tính thiết thực và hiệu quả của các mô là đã tạo điều kiện cho hộ nghèo tiếp cận nguồn vốn hỗ trợ, đồng thời nhận thức được rằng muốn thoát nghèo bền vững phải tự lực cố gắng vươn lên, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất, chăn nuôi.
Điển hình như mô hình nuôi bò, một trong những mô hình phù hợp với điềiu kiện chăm sóc của nhiều hộ nông dân, vì nguồn thức ăn sẵn có từ các phụ phẩm trong sản xuất nông nghiệp như rơm rạ, cây bắp, cây đậu phộng, cỏ.
Tại huyện Tiểu Cần, những năm gần đây nông dân được hỗ trợ vay để đầu tư vào mô hình nuôi thịt và bò sinh sản. Những hộ có nhiều vốn thì đầu tư nuôi từ 5 – 10 cn, còn hộ ít vốn thì cũng nuôi từ 2- 3 con. Ngoài ra nhiều hộ còn được các dự án, chương trình hỗ trợ con giống chuyển giao kỹ thuật để mở rộng mô hình chăn nuôi bò.
Nhờ được hỗ trợ vốn, con giống nhiều hộ nông dân thực hiện mô hình nuôi bò vỗ béo hiệu quả, đã nhanh chóng vươn lên thoát nghèo
Từ 2014, Viện Phát triển nguồn lực Đại học Trà Vinh, Sở Khoa học – Côn g nghệ Trà Vinh và Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tiểu Cần đã phối hợp triển khai thực hiện dự án nuôi bò vỗ béo, thu hút nhiều hộ nông dân tham gia.
Mục tiêu của dự án này là nhằm nâng cao hiệu quả chăn nuôi bò thịt bằng quy trình chăn nuôi đã được nghiên cứu hoàn thiện, ứng dụng tiến bộ kho học, kỹ thuật trong chăn nuôi vỗ béo bò.
Qua tổng kết đánh giá mô hình cho thấy, từ một những con bò thịt gầy, nhẹ cân, sau khi được nuôi vỗ béo trong 3 tháng trọng lượng bò tang nhanh từ 40 kg/ con trở lên, cho xuất chuồng người nuôi có lợi nhuận từ 3 – 4 triệu đồng/ con.
Nhờ được hỗ trợ vốn, con giống để tham gia vào mô hình nuôi bò vỗ béo mà những năm qua nhiều hộ nông dân, trong đó có nhiều hộ là đồng bào Khmer ở Trà Vinh đã vươn lên thoát nghèo bền vững.
Trong 10 mô hình đầu tư cho hộ nghèo của xã Trường Thọ, huyện Cầu Ngang như: Trồng màu, chăn nuôi vịt, nuôi cá có 70% hộ thoát nghèo.
Điểm nổi bật của các mô hình là các phương án sản xuất ấy được cán bộ khoa học, lãnh đạo địa phương hỗ trợ về mặt kỹ thuật, giám sát tư vấn nhằm giảm thiểu rủi ro.
Tại xã Hiệp Hòa, huyện Cầu Ngang, sau khi lựa chọn loại hình tham gia thực hiện mô hình, xã tiếp tục đem ra bình nghị và chọn ra những hộ nghèo của xã tham gia thực hiện. Các hộ tham gia thực hiện mô hình được hỗ trợ vốn mua cây, con giống và đều chí thú làm ăn, nên đã có cuộc sống ổn định, nhiều hộ đã thoát nghèo.
Gia đình ông Thạch Hương (dân tộc Khmer) ở ấp Sóc Chuối, xã Hiệp Hòa, huyện Cầu Ngang là một ví dụ điển hình.
Trước đây, tuy có 2 công đất sản xuất, nhưng do thiếu vốn đầu tư nên gia đình ông luôn sống trong cảnh nghèo túng. Năm 2009, sau khi nhận được 6 tr đồng hỗ trợ gia đình ông ngoài 2 công đất đã có còn mướn thêm 2 công đất của người dân địa phương để đầu tư trồng đậu que.
Ngay trong vụ đầu tiên tuy còn thiếu kinh nghiệm chăm sóc, nhưng đến lúc thu hoạch, sau khi trừ mọi chi phí, gia đình ông vẫn có lãi 13 triệu đồng.
Đến nay, từ thu nhập qua những vụ hoa màu, gia đình ông đã có tích lũy đáng kể, ngoài việc sửa chữa nhà khang trang, mua sắm đầy đủ tiện nghi phục vụ sinh hoạt, còn tậu thêm được 5 công đất để mở rộng sản xuất.