Quay lại Dân trí
Dân sinh
  1. Diễn đàn Dân sinh

Tràn lan thực phẩm chức năng không đạt chuẩn: Cần xử lý từ "gốc rễ"

(Dân sinh) - Lực lượng chức năng đã và đang quyết liệt trong việc xử lý các vi phạm về thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả “đội lốt” sản phẩm thật.

Bát nháo thị trường thực phẩm chức năng

Hiện nay, thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe tồn tại nhiều hàng giả, không đạt chuẩn... là mối họa khó lường "đầu độc" sức khỏe cộng đồng.

Thạc sĩ, bác sĩ Mai Bá Tiến Dũng - Trưởng khoa Nam học, Bệnh viện Bình Dân TP. HCM cho biết: "Thực phẩm chức năng không được coi là thuốc, nó chỉ cung cấp, bổ sung thêm vitamin, khoáng chất… chứ không phải là thuốc điều trị bệnh. Tuy nhiên, nhiều người dân vẫn coi nó là thuốc chữa bệnh…, dẫn đến hệ quả bệnh nhân sử dụng tưởng hết bệnh nhưng không hết bệnh. Việc diều trị không bài bản không giải quyết được vấn đề bệnh của bệnh nhân".

Thị trường tồn tại nhiều thực phẩm chức năng giả, không đạt chuẩn 'đầu độc' sức khỏe cộng động: Sớm xử lý 'gốc rể' - Ảnh 1.

Số thực phẩm chức năng đang bị tạm giữ.

Bác sĩ CK2 Nguyễn Khắc Vui - Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn (TP. HCM) cho rằng, thực phẩm chức năng chỉ một phần hỗ trợ, không phải thuốc điều trị đặc hiệu. "Lo ngại nhất vẫn là việc thị trường tồn tại quá nhiều thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe không đảm bảo chất lượng... Đây sẽ lại cái 'bẫy' gây hại cho sức khỏe chúng ta", bác sĩ Vui nói.

Bà Phạm Khánh Phong Lan, Trưởng Ban quản lý an toàn thực phẩm TP. HCM cho rằng, thị trường loạn thực phẩm chức năng, loạn quảng cáo, đa cấp phát triển, loạn giá cả, hàng nhái, hàng giả "đội lốt" sản phẩm thật, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ tràn lan đang là cái bẫy. Chậm xử lý ngày nào, hại dân ngày đó. Ngoài ra, những năm gần đây, Ban quản lý An toàn thực phẩm TP. HCM ghi nhận sự bùng nổ của thị trường thực phẩm bảo vệ sức khỏe và thị trường. Thị trường này thực tế rất bát nháo, "vàng thau lẫn lộn". Trong khi đó, năng lực quản lý, nhận thức người tiêu dùng lại không tương xứng với nhau… dẫn đến việc mất kiểm soát.

Phải giải quyết được tình trạng bát nháo về TPCN, bảo vệ cho người tiêu dùng. Trên tinh thần đó, phải nghiêm túc triển khai Nghị định 15, cũng như khẩn trương bổ sung những quy định pháp luật riêng để quản lý TPCN như thực tế đòi hỏi. Chậm ngày nào hại dân ngày đó!”, bà Phạm Khánh Phong Lan Trưởng Ban quản lý an toàn thực phẩm TP.HCM nhấn mạnh.

Mới đây, đầu tháng 1/2020, Cục An toàn Thực phẩm (Bộ Y tế) đã phát hiện một số trang trên Facebook quảng cáo sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Cốt Khí An vi phạm quy định của pháp luật về quảng cáo, gây hiểu nhầm có tác dụng như thuốc chữa bệnh. Theo Cục An toàn thực phẩm, sản phẩm trên do Công ty TNHH Dược mỹ phẩm N.D (Ba Đình, Hà Nội) công bố và chịu trách nhiệm. Tuy nhiên, công ty này cũng đã "phủi" trách nhiệm. Cục An toàn thực phẩm đã khuyến cáo người tiêu dùng không mua, không sử dụng sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Cốt Khí An quảng cáo trên các trang Facebook nêu trên.

Sớm xử lý từ "gốc rể"...!

Theo Hiệp hội thực phẩm chức năng Việt Nam, nếu như năm 2000 mới chỉ có khoảng 63 sản phẩm thực phẩm chức năng của 13 cơ sở nhập khẩu vào Việt Nam thì đến nay cả nước đã có tới hơn 4.000 doanh nghiệp tham gia sản xuất và kinh doanh với hơn 10.000 sản phẩm đang lưu hành. Hơn 90% nhà thuốc trên toàn quốc đang bán thực phẩm chức năng. Trong khi đó, đánh giá mới nhất của Cục An toàn thực phẩm, trong số hơn 4.000 cơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, thực phẩm chức năng chỉ có khoảng 300 cơ sở (chưa đến 10%) là đủ điều kiện sản xuất. Điều này khiến nhiều người lo ngại có tồn tại những doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, cá nhân vì lợi nhuận, tung ra thị thường sản phẩm thực phẩm chức năng không đạt chất lượng.

Điển hình, giữa tháng 8/2019, Ban Quản lý an toàn thực phẩm phát hiện 3 tấn thực phẩm chức năng do Công ty TNHH T.C Việt Nam đóng tại huyện Nhà Bè sản xuất không đảm bảo tiêu chuẩn lưu thông trên thị trường. Sản xuất thực phẩm chức năng nhưng công ty này lại không xuất trình được giấy chứng nhận GMP - tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt nhằm đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn cho sản xuất đối với mặt hàng thực phẩm chức năng.

Trong khi đó, Nghị định 15, từ ngày 1/7/2019, quy định tất cả các cơ sở sản xuất thực phẩm chức năng phải đạt chuẩn thực hành sản xuất tốt GMP. Điều này có nghĩa, thực phẩm chức năng phải được sản xuất với những tiêu chuẩn nghiêm ngặt như thuốc mới được lưu thông trên thị trường.

Bà Phạm Khánh Phong Lan cho biết thêm, về thực phẩm chức năng nhập khẩu, tình hình cũng không khả quan hơn vì kiểm tra nguồn gốc xuất xứ điều kiện sản xuất chỉ trên giấy tờ, chưa kể việc trà trộn của hàng gian, hàng giả, hàng kém chất lượng. "Việc nghiêm túc kiểm soát chất lượng bằng các tiêu chuẩn kỹ thuật phải được đặt ra từ lâu chứ không phải đợi đến Nghị định 15 (tháng 2/2018) khi tình hình đã rất phức tạp. Cũng trước tình hình hiện nay, Ban sẽ tiếp tục đẩy mạnh thanh, kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng nhằm chấn chỉnh hoạt động của loại hình sản phẩm bảo vệ sức khỏe này trên địa bàn TP. HCM", bà Lan nhấn mạnh.

Thị trường tồn tại nhiều thực phẩm chức năng giả, không đạt chuẩn 'đầu độc' sức khỏe cộng động: Sớm xử lý 'gốc rể' - Ảnh 3.

Lực lượng chức năng phát hiện hàng ngàn sản phẩm chức năng không đạt chuẩn.