Chỉ là tin đồn thứ thất thiệt
Trong số các loại hoa được trồng ở Đà Lạt thì loại hoa loa kèn dại, mọc hoang thành bụi được xem là khá giống với cây Borrachero ở Colombia. Cây có thân mềm, dài khoảng 25cm, hoa có mùi thơm phảng phất nhưng lá có vị đắng và lợ. Các bông hoa loa kèn này thường nở và cắm đầu xuống đất khiến nhiều người nghĩ đó là loài cây Borrachero - Hạt của loài hoa này được bọn tội phạm chế làm thuốc mê với mục đích vô hiệu hóa nạn nhân cho mục đích cướp tài sản, cưỡng hiếp, …
Hoa và hạt hơi thở của quỷ được rao bán trên mạng
Cây Borrachero được dùng chiết xuất ra hoạt chất khiến người ta ngửi vào sẽ bị hôn mê ngay lập tức. Vì lý do đó mà loài hoa này được mệnh danh là “hơi thở của quỷ”, “loại thuốc đáng sợ nhất trên thế giới”. Tại Hoa Kỳ, nó được sử dụng như một loại thuốc chống buồn nôn và được thông qua bởi Cục Quản lý Dược liệu Liên bang.
Trong cuốn “sách Đỏ Việt Nam” của tác giả Phạm Hoàng Hổ miêu tả hoa loa kèn mọc hoang ở Đà Lạt giống như hoa của cây Borrachero ở vùng Nam Mỹ. So với cây Borracherro ở Colombia thì cây hoa loa kèn dại ở Đà Lạt khá giống về hình thức. Tuy nhiên, người dân địa phương cho rằng, hoa loa kèn mọc hoang dại trên các vùng thảo nguyên Đà Lạt đã nhiều năm nay nên chưa thể khẳng định hoa loa kèn ở Đà Lạt là cây Borrachero.
Giáo sư Võ Văn Chi, tác giả cuốn “Từ điển cây thuốc Việt Nam” khẳng định, để đưa ra kết luận chính xác hoa loa kèn dại có phải là cây Borrachero hay không thì cần thực hiện những nghiên cứu thực tế. Giáo sư khuyến cáo mọi người không nên tùy ý hái các bộ phận của hoa để ngửi, ăn,… Vào năm ngoái cũng đã xuất hiện một vụ ngộ độc thực phẩm vì ăn lẩu hoa loa kèn.
Dấu hiệu bị ngộ độc có thể nhậu biết như khô miệng, khó nuốt, giảm tiết dịch ở phế quản, giãn đồng tử, mắc chứng hoang tưởng, đôi lúc đầu óc khó kiểm soát, trở nên lú lẫn, dễ bị kích thích.
Theo báo chí quốc tế, Scopolamine, chất có trong loài hoa này được nhóm tội phạm sử dụng như một loại ma dược dùng để phục vụ mục đích riêng tư. Nó được xem là độc dược “không màu, không mùi, không vị”, dễ hòa tan nên thường được trộn vào thức ăn để thôi miên người khác, buộc một ai đó làm theo sự sai khiến của mình. Chỉ cần hấp thụ một lượng nhỏ Scopolamine có thể gây ngộ độc. Sản phẩm có khả năng tạo ảo giác hay “giấc mơ kỳ lạ” với những người hít phải chúng.
Tràn lan thuốc thôi miên, “hơi thở của quỷ” rởm
Một số người đã lợi dụng tin đồn “hơi thở của quỷ” xuất hiện ở Việt Nam để lập nhóm trên diễn đàn mạng xã hội để bán hạt hoa loa kèn dại với giá tương đối cao. Mỗi hạt hoa loa kèn dại Đà Lạt gán mác Borrachero có giá lên đến cả trăm ngàn đồng. Trên một số trang facebook có rao bán mỗi hạt Borrachero rởm để bán với giá 50.000 - 100.000 đồng/ hạt. Những loại hạt này thường được bán cho những kẻ trộm cắp để làm những công việc mờ ám.
Thuốc thôi miên được rao bán tràn lan trên mạng
Khi chúng tôi đề cập đến nguồn gốc của loại hạt Borrachero rởm này người bán nhanh chóng chuyển đến một chủ đề khác, “số lượng có hạn, nếu mua ít thì mỗi hạt dao động 100.000 đồng, người mua nhiều có thể bán theo kilôgam. Mua càng nhiều giảm giá càng mạnh” – người bán hàng rao bán và mời chào rằng: “Hạt cây Borrachero có nguồn gốc từ Nam Mỹ, loài hoa dùng để chiết xuất loại độc dược có thể thôi miên người khác. Khi một ai đó bị trúng độc dược mang tên Scopolamine, người đó sẽ phải làm theo lời người khác trong vô thức”.
Người bán hàng cho hay, hiện nhiều người hỏi mua sản phẩm nhưng đa phần là giới trẻ và một số ít thuộc bộ phận những người trung niên. Mỗi ngày anh ta bán được cả trăm hạt hoa “hơi thở của quỷ”. Một người khác trên facebook cũng rao bán loại hạt hoa này và nói “hơi thở của quỷ” chính hãng Nam Mỹ du nhập về Việt Nam. Mỗi gram hạt “hơi thở của quỷ” giá lên đến 300.000 đồng, mua mỗi hạt phải trả đến 100.000 đồng.
Hiện tại, trên các trang mạng, sản phẩm được quảng cáo chiết xuất từ Scopolamine được bày bán tràn lan. Cá biệt, một số công ty còn tung chiêu quảng cáo mua sản phẩm “hơi thở của quỷ” nhanh tay trúng thưởng, tặng súng bắn đạn bi hay áo giáp chống đạn nếu mua sản phẩm với số lượng lớn. Các sản phẩm, thuốc thôi miên được chiết xuất từ Scopolamine cũng được rao bán khá tràn lan, thách thức pháp luật trên các địa chỉ website lẫn các trang mạng xã hội như facebook.