Tiêu chảy cấp, theo định nghĩa của Tổ chức Vị tràng học Thế giới (World Gastroenterology Organisation), là đi tiêu phân lợn cợn hoặc phân lỏng liên tục một cách bất thường kéo dài gần 14 ngày.
ThS. Bs Huỳnh Tiểu Niệm, giảng viên Bộ môn Nhi Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
Theo ThS. Bs Huỳnh Tiểu Niệm, giảng viên Bộ môn Nhi Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, để bù nước cho trẻ bị tiêu chảy, nếu trẻ không uống được các loại nước có chất điện giải thì nên cho trẻ uống nước dừa tươi. Vì nước dừa tươi là vô trùng và cũng có đủ các chất điện giải, đủ sức đảm bảo bù nước.
Khi trẻ bị tiêu chảy cấp, nhiều trường hợp phụ huynh khẩn trương điều chỉnh chế độ ăn của trẻ. Chẳng hạn chỉ cho ăn cháo chứ không cho ăn các loại thức ăn khác. Theo Bs Niệm, phụ huynh vẫn nên cho trẻ ăn đầy đủ bốn nhóm thức ăn như bình thường. Nếu không có nhóm chất đạm, nhóm chất xơ, nhóm chất béo mà chỉ có nhóm tinh bột thì sẽ khiến cho trẻ dễ bị suy kiệt hơn.
Tại buổi tư vấn và tầm soát do Phòng khám đa khoa Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch tổ chức ngày 04/08/2018 với chủ đề “Chăm sóc trẻ bị sốt, tiêu chảy tại nhà”, Bs. Niệm đã trình bày chi tiết thêm về cách xử trí và phòng ngừa tiêu chảy cấp cho trẻ em; ThS.BS.Trần Thiện Ngọc Thảo, giảng viên Bộ môn Nhi Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch sẽ trình bày về cách chăm sóc trẻ bị sốt tại nhà.
Can Khương/GĐ&TE