Quay lại Dân trí
Dân sinh
  1. Diễn đàn Dân sinh

Triển khai nhiều biện pháp đẩy lùi tệ nạn ma túy khỏi trường học

(Dân sinh) - Thời gian gân đây, tình trạng ma túy thẩm lậu vào trường học rất đáng lo ngại. Ma túy hiện nay đa dạng hơn, sử dụng cũng đơn giản hơn rất nhiều khiến bạn bè, thầy cô và gia đình học sinh khó phát hiện, đặc biệt là phát hiện sớm. Do đó Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai những giải pháp sớm, căn cơ, bảo đảm thực chất, hiệu quả để đẩy lùi, tiết tới đẩy lùi hoàn toàn tệ nạn ma túy ra khỏi xã hội nói chung và môi trường học đường nói riêng.

Với số lượng học sinh, sinh viên, giáo viên chiếm khoảng 1/4 dân số cả nước, việc làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục về phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội và vi phạm pháp luật, đặc biệt là công tác phòng chống ma túy, công tác dự phòng nghiện sẽ không những tác động tích cực đến đội ngũ nhà giáo và học sinh sinh viên, mà còn có tính lan tỏa đến gia đình, bạn bè và người thân của các đối tượng này.

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), thời gian gân đây, lại có một số biểu hiện ma túy quay trở lại thẩm lậu vào trường học. Ma túy hiện nay đa dạng hơn, sử dụng cũng đơn giản hơn rất nhiều khiến bạn bè, thầy cô và gia đình học sinh khó phát hiện, đặc biệt là phát hiện sớm.

Triển khai nhiều biện pháp đẩy lùi tệ nạn ma túy khỏi trường học - Ảnh 1.

Triển khai nhiều biện pháp đẩy lùi tệ nạn ma túy ra khỏi trường học

Đây là một thực trạng đáng lo ngại, cần có những giải pháp sớm, căn cơ, bảo đảm thực chất, hiệu quả để đẩy lùi, tiết tới đẩy lùi hoàn toàn tệ nạn ma túy ra khỏi xã hội nói chung và môi trường học đường nói riêng.

Trước thực trạng này, Bộ GD&ĐT đã cùng với Bộ LĐTB&XH xây dựng và ký kết Kế hoạch phối hợp số 1018/KH-BLĐTBXH-BGDĐT ngày 14/3/2019 về công tác dự phòng nghiện ma túy đối với học sinh, sinh viên đến năm 2020.

Sau khi Kế hoạch phối hợp được ký kết, Bộ GD&ĐT đã gửi, chỉ đạo các đơn vị liên quan thuộc Bộ GD&ĐT; các Sở GD&ĐT; các đại học, học viện; các trường đại học, các trường cao đẳng sư phạm, trung cấp sư phạm phối hợp với các bộ, ngành liên quan để triển khai thực hiện.

Bộ GD&ĐT đã đưa việc triển khai thực hiện Kế hoạch phối hợp là một nội dung chính trong Công văn chỉ đạo đợt cao điểm phòng chống ma túy trong ngành Giáo dục.

Nhiều nhà trường đã phối hợp với ngành LĐ-TB&XH, ngành Công an, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và chính quyền địa phương tổ chức nhiều hoạt động, đa dạng, phong phú cho học sinh, sinh viên về phòng, chống ma túy nói chung và dự phòng nghiện nói riêng. Cụ thể như hỗ trợ duy trì, nhân rộng câu lạc bộ phòng, chống ma túy tại Bến Tre, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng; tổ chức tọa đàm, tuyên truyền về phòng chống ma túy ở nhiều địa phương Thái Nguyên, Bắc Kạn, Đắk Lắk...

Tổ chức cho học sinh tham gia Lễ phát động hưởng ứng ngày phòng, chống ma túy tại Nghệ An, Hải Phòng. Tổ chức giao lưu tìm hiểu về phòng chống ma túy Quảng Ninh, Hà Nội... Các nhà trường đã lồng ghép các nội dung giáo dục pháp luật, giáo dục phòng chống tệ nạn xã hội, phòng chống ma túy vào nội dung, chương trình giảng dạy phù hợp với các môn học như: Giáo dục pháp luật, giáo dục công dân, khoa học, hóa học, sinh học,... và nhiều hoạt động đa dạng và phong phú khác.

Nhiều địa phương đã chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện công tác phòng, chống ma túy phù hợp với đơn vị như theo năm học, theo học kỳ, theo các chuyên đề, chủ đề, chủ điểm.

Triển khai nhiều biện pháp đẩy lùi tệ nạn ma túy khỏi trường học - Ảnh 2.

Bộ GD&ĐT thường xuyên trao đổi, phối hợp trong công tác xây dựng, hoàn thiện chính sách pháp luật về phòng chống ma túy. Hiện nay, Bộ đang phối hợp với PSD dưới sự chỉ đạo của Văn phòng Chính phủ tổ chức biên soạn bộ tài liệu phòng chống ma túy cho học sinh phổ thông.

Ngành Giáo dục đã tổ chức và phối hợp tổ chức nhiều đoàn kiểm tra, khảo sát về công tác bảo đảm an ninh trật tự, an toàn trường học nhằm đôn đốc, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá công tác triển khai tại địa phương, cơ sở.

Thời gian tới, Bộ GD&ĐT xây dựng hệ thống thu nhận thông tin, thống kê, phân nhóm đối tượng trong toàn ngành giáo dục về học sinh phổ thông liên quan hoặc có nguy cơ liên quan đến vi phạm pháp luật, ma túy, tội phạm, tệ nạn xã hội và bạo lực học đường. Xây dựng cơ chế chia sẻ thông tin với các cơ quan, ban, ngành liên quan từ trung ương đến địa phương để hoạch định chính sách, chỉ đạo kịp thời, hiệu quả công tác đấu tranh, phòng, chống vi phạm pháp luật, tội phạm, tệ nạn xã hội, ma túy và bạo lực học đường.

Bên cạnh đó, hoàn thành bộ tài liệu phòng chống ma túy cho học sinh phổ thông. Nghiên cứu, rà soát, sửa đổi, bổ sung các tài liệu, học liệu về tuyên truyền, giáo dục tội phạm, vi phạm pháp luật, AIDS, ma túy, mại dâm, tệ nạn xã hội trong trường học.

Tăng cường xây dựng và thực hiện hiệu quả các chương trình, hình thức tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật, ma túy, tệ nạn xã hội, đặc biệt tập huấn chuyên sâu cho đội ngũ phụ trách công tác phòng chống ma túy trong trường học.

Đồng thời tăng cường thanh tra, kiểm tra, đánh giá việc triển khai thực hiện công tác phòng chống tội phạm, vi phạm pháp luật, tệ nạn xã hội nói chung và phòng chống ma túy nói riêng tại các địa phương.