Quay lại Dân trí
Dân sinh
  1. Diễn đàn Dân sinh

Triệu chứng trẻ mắc bệnh TIC do tiếp xúc với màn hình điện tử quá nhiều

Triệu chứng TIC là những rối loạn khiến trẻ lặp đi lặp lại hành động không chủ ý, không kiểm soát được được hành động của các cơ trên cơ thể như: lắc đầu; chớp, giật mắt; càu nhàu, khụt khịt mũi hoặc hắng giọng, ngoài ra trẻ còn có những lời lẽ tục tỉu hay nói lại lời người khác.

Thời gian qua, trên mạng xã hội xuất hiện các video clip, trong đó là các em nhỏ có những hành động lạ như nháy mắt liên tục, nghiêng đầu, rút người, không thể đứng vững và nhiều dấu hiệu bất thường khác. Những hình ảnh đó đang khiến phụ huynh đang có con nhỏ cảm thấy lo lắng, nhiều người cho rằng các em nhỏ trong clip đang mắc phải các bệnh TIC – một hội chứng thần kinh ở trẻ.  

Theo bác sĩ Đào Thị Thu Hương (Bệnh viện Nhi đồng 2, TP.HCM), triệu chứng TIC là những rối loạn khiến trẻ lặp đi lặp lại hành động không chủ ý, không kiểm soát được được hành động của các cơ trên cơ thể như: lắc đầu; chớp, giật mắt; càu nhàu, khụt khịt mũi hoặc hắng giọng, ngoài ra trẻ còn có những lời lẽ tục tỉu hay nói lại lời người khác.

Trẻ mắc bệnh TIC do tiếp xúc với màn hình điện tử quá nhiều.

Trẻ mắc bệnh TIC do tiếp xúc với màn hình điện tử quá nhiều.

Gần như con trẻ và các bậc phụ huynh không nhận ra được sự tồn tại của TIC dạng nhẹ, do đó không có các hoạt động phòng tránh và điều trị, các bé thường chỉ được điều trị khi bộc phát ở dạng phức tạp với các dấu hiệu rõ ràng.

Bệnh TIC nguy hiểm là vậy, thế nhưng vì nhiều lý do khác nhau mà không hề kiểm soát việc con chơi các thiết bị điện tử trong thời gian dài, điều này vô tình ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của trẻ.

Tùy thuộc vào triệu chứng và tần suất lặp đi lặp lại các triệu chứng mà bác sĩ tư vấn, giáo dục về gia đình hoặc can thiệp một số hành vi để trẻ có thể tự kiểm soát hành động của mình.

Tùy thuộc vào triệu chứng và tần suất lặp đi lặp lại các triệu chứng mà bác sĩ tư vấn, giáo dục về gia đình hoặc can thiệp một số hành vi để trẻ có thể tự kiểm soát hành động của mình.

“Đối với những trẻ có những hành vi, triệu chứng bất thường liên quan tới TIC cần được tới những nơi chăm sóc sức khỏe chuyên sâu, uy tín, để có thể khám và loại trừ những bệnh lý nguy hiểm. Tùy thuộc vào triệu chứng và tần suất lặp đi lặp lại các triệu chứng mà bác sĩ tư vấn, giáo dục về gia đình hoặc can thiệp một số hành vi để trẻ có thể tự kiểm soát hành động của mình” , bác sĩ Đào Thị Thu Hương khuyên.