Nhiệt kế thủy ngân
Nhiệt kế thủy ngân là loại nhiệt kế lâu đời nhất và còn là loại được sử dụng nhiều nhất ở các cơ sở y tế nước ta. Vị trí đo nhiệt độ được chọn khi sử dụng nhiệt kế thủy ngân là nách, cho kết quả gần đúng với nhiệt độ bên trong cơ thể. Khi dùng, nhiệt kế cần được kẹp chặt ở hố nách sao cho đầu nhiệt kế tiếp xúc hoàn toàn với vùng da ở đỉnh nách.
Cần nhớ lau khô nách và vẩy nhiệt kế cho cột thủy ngân thấp xuống dưới mức 35,5 độ C. Kết quả được đọc sau ít nhất 5 phút đo. Thân nhiệt chính xác của cơ thể có được bằng cách cộng thêm 0,5 độ C vào kết quả đo được.
• Ưu điểm: Phổ biến, giá rẻ. Độ chính xác cao. Vì nhiệt kế thủy ngân kẹp ở nách là điểm phản ánh rất chính xác thân nhiệt cơ thể.
• Nhược điểm: Thao tác mất thời gian. Vì nhiệt kế thủy ngân phải kẹp nách, nếu gặp những trẻ hay cựa quậy, quấy khi ốm sốt thì khó giữ được đủ lâu để đo nhiệt độ chính xác. Ngoài ra, nhiệt kế này làm bằng thủy tinh nên rất dễ vỡ, có thể gây ngộ độc thủy ngân, gây chảy máu cho trẻ và người nhà. Vạch thủy ngân trong ống cũng khó đọc, loang loáng dễ gây nhầm lẫn về kết quả.
Nhiệt kế điện tử
Các loại nhiệt kế điện tử hoạt động dựa vào cảm ứng nhiệt tại các vùng tiếp xúc với đầu nhiệt kế. Tùy theo vị trí đo nhiệt độ cơ thể ở miệng, nách, hậu môn hay tai mà các loại nhiệt kế điện tử được thiết kế với các hình dạng khác nhau.
Vị trí đo nhiệt độ thường dùng nhất là nách vì tính tiện dụng và dễ kẹp giữ nhiệt kế. Tuy nhiên, một điều đáng ngạc nhiên là hậu môn chính là vị trí đo nhiệt độ cơ thể chính xác nhất, thay vì nách như nhiều người lầm tưởng. Các loại nhiệt kế cho trẻ sơ sinh và các trẻ nhỏ dưới 3 tuổi thường được thiết kế phù hợp với vị trí đo nhiệt độ tại vùng hậu môn. Sau khi đo, cần vệ sinh sạch sẽ nhiệt kế để dùng cho lần sau. Ngược lại, các loại nhiệt kế điện tử sử dụng cho trẻ lớn và người lớn thường được dùng để đo nhiệt độ ở miệng. Khi đó, đầu nhiệt kế nên đặt dưới lưỡi và người được đo cần ngậm chặt miệng. Chỉ nên đo nhiệt độ ở miệng sau khi ăn uống khoảng 15 phút để hạn chế sai số. Lưu ý, không sử dụng nhiệt kế đo ở miệng để đo nhiệt độ ở hậu môn và ngược lại.
• Ưu điểm: Thời gian đo nhanh, khoảng 1- 3s giây là có thể có kết quả. Độ bền cao, khó bị vỡ, có khả năng chống va đập mạnh. Cơ chế đo không cần chạm khiến người dùng an toàn trong mùa dịch. Dễ đọc kết quả vì có màn hình hiển thị dạng số rõ ràng.
• Nhược điểm: Độ chính xác có sự chênh lệch giữa các hãng, các hãng giá rẻ cho sai số cao. Gía thành cao, Phụ thuộc vào pin và nguồn điện.
Nhiệt kế hồng ngoại
Nhiệt kế hồng ngoại là loại nhiệt kế tốn ít thời gian đo nhất, chỉ khoảng 3 giây. Loại nhiệt kế này thường được dùng để đo nhiệt độ ở tai và trán.
• Ưu điểm: Sử dụng rất dễ dàng, cung cấp độ chính xác rất cao, sai số rất nhỏ. Không cần sự tiếp xúc giữa vật cần đo và nhiệt kế nên có thể ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực của đời sống. Khoảng cách đo không phải là vấn đề nên nó có thể dùng để nhận biết nhiệt từ xa. Có thể đo được ngay cả khi đối tượng chuyển động. Hiện đang được sử dụng nhiều trong đại dịch để tránh tiếp xúc gần.
• Nhược điểm: Mỗi cảm biến hồng ngoại chỉ được thiết kế để đo một bước sóng nhất định nên khi muốn đo ở một dải nhiệt khác cần phải có cảm biến thích hợp