Quay lại Dân trí
Dân sinh
  1. Diễn đàn Dân sinh

Trong nước số bệnh nhân COVID-19 nặng giảm nhiều

Theo Bộ Y tế, kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 10.767.948 ca nhiễm COVID-19. Đến nay tổng số người mắc COVID-19 đã khỏi ở nước ta là 9.861.276 ca; trong số các bệnh nhân đang theo dõi và điều trị chỉ còn 29 ca thở ô xy, số bệnh nhân nặng hiện tại giảm nhiều so với ngày trước đó.

Theo Bộ Y tế, ngày 24/7 có 748 ca COVID-19, giảm gần 300 ca so với ngày trước đó;  Trong ngày không có F0 tử vong; Gần 9.800 bệnh nhân COVID-19 khỏi gấp 13 lần so với số ca mắc mới.

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 10.767.948 ca nhiễm, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 112/227 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 108.627 ca nhiễm).

Đến nay tổng số người mắc COVID-19 đã khỏi ở nước ta là: 9.861.276 ca; trong số các bệnh nhân đang theo dõi và điều trị chỉ còn 29 ca thở ô xy, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 24 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 4 ca; Thở máy không xâm lấn: 1 ca. Số bệnh nhân nặng hiện tại gỉam nhiều so với ngày trước đó.

Theo Bộ Y tế các biến chủng mới của virus có khả năng tiếp tục xuất hiện hoặc tiến hóa sẽ làm giảm miễn dịch qua thời gian dẫn đến có thể làm dịch bệnh bùng phát trở lại. Hai biến thể phụ BA.4, BA.5 của biến thể Omicron đã được ghi nhận trong nước. Do đó cần đẩy mạnh triển khai tiêm vaccine COVID-19 mũi 3 cho người từ 12 tuổi trở lên, ưu tiên tiêm mũi 4 cho các đối tượng có nguy cơ theo hướng dẫn của Bộ Y tế và tiêm liều cơ bản cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi đảm bảo thần tốc, quyết liệt  an toàn, hiệu quả, khoa học. Tiếp tục tăng cường truyền thông, vận động, khuyến khích người dân tiêm chủng mũi 3, mũi 4 kịp thời và đầy đủ.

Tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh, nhất là sự xuất hiện của các biến chủng mới của COVID-19 và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới nổi; thường xuyên đánh giá, phân tích tình hình dịch và các yếu tố nguy cơ, chủ động các giải pháp ứng phó với các dịch bệnh và chủ động xây dựng và triển khai các kịch bản, phương án đáp ứng với mọi tình huống dịch; 

Theo thông tin tại cuộc họp khẩn bàn phương án ứng phó với dịch đậu mùa khỉ diễn ra chiều ngày 24/7 do Bộ Y tế tổ chức theo hình thức trực tuyến và trực tiếp cho biết ngày 23/7/2022, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ghi nhận hơn 16.000 trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ, trong đó có 5 trường hợp tử vong tại 75 quốc gia ở tất cả 6 khu vực của WHO.

Theo WHO, đến nay, kết quả một số nghiên cứu cho thấy vaccine đậu mùa trước đây có hiệu quả nhất định trong việc phòng chống bệnh đầu mùa khỉ. Hiện một số ít quốc gia đã phê duyệt sử dụng vaccine phòng bệnh đậu mùa/đậu mùa khỉ thế hệ mới (thế hệ 2, 3) để sử dụng phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ. 

Tới thời điểm 18/7/2022, WHO không khuyến cáo việc tiêm vaccine phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ rộng rãi do virus đậu mùa khỉ không dễ dàng lây lan. Các dữ liệu nghiên cứu về hiệu quả của vaccine phòng đậu mùa/đậu mùa khỉ thế hệ mới vẫn đang tiếp tục được nghiên cứu.

Tới thời điểm 18/7/2022, WHO không khuyến cáo việc tiêm vaccine phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ rộng rãi do virus đậu mùa khỉ không dễ dàng lây lanCác chuyên gia cho rằng nguy cơ dịch bệnh đậu mùa khỉ vào nước ta là rất lớn, do đó tại cuộc họp khẩn Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương đề nghị tập trung năng lực tăng cường giám sát và phát hiện bệnh tại tất cả cửa khẩu và các tỉnh, thành thông qua giám sát bệnh truyền nhiễm, cơ sở y tế. Đồng thời, cần xây dựng các kịch bản đối phó. Hiện Việt Nam đang ở nhóm 1 chưa có ca bệnh, vậy ứng phó khi vào nhóm 2,3,4 thì như thế nào. 

"Việt Nam chưa có ca bệnh song phải xây dựng kịch bản phản ứng với dịch cho các tình huống có ca bệnh, ca nhập cảnh, ca bệnh trong cộng đồng… khi có kịch bản, xử lý nhanh và sẵn sàng ứng phó"- Thứ trưởng Bộ Y tế nói.