Quay lại Dân trí
Dân sinh
  1. Diễn đàn Dân sinh

Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Khánh Hòa: Tận tụy với các đối tượng yếu thế

Đóng chân ở cuối đường 2/4, TP.Nha Trang, Khánh Hòa, Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Khánh Hòa luôn xác định tận tụy hết mình để chăm sóc, nuôi dưỡng và dạy nghề cho các đối tượng yếu thế, kém may mắn.

Tổng số đối tượng bảo trợ xã hội nuôi dưỡng thường xuyên tại Trung tâm (tính đến ngày 15/11/2016) là 272 người, trong đó: Người cao tuổi không nơi nương tựa: 71 đối tượng; người khuyết tật: 132 đối tượng; trẻ em mồ côi, bị bỏ rơi, trẻ em khuyết tật: 69 đối tượng.

Trong năm 2016, Trung tâm đã tổ chức tốt việc tiếp nhận, quản lý, nuôi dưỡng, giáo dục đối tượng Bảo trợ xã hội đang được chăm sóc, nuôi dưỡng tại Trung tâm theo đúng trình tự, thủ tục quy định. Đối tượng đang được nuôi dưỡng tại Trung tâm hiện hưởng mức trợ cấp thường xuyên theo Quyết định số 15/QĐ-UBND ngày 16/5/2015 của UBND tỉnh Khánh Hòa về chế độ trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng đối với đối tượng bảo trợ xã hội; mức trợ cấp thường xuyên hàng tháng cho các đối tượng được như sau:

Đơn vị luôn đảm bảo công tác vệ sinh, an toàn thực phẩm, thức ăn hàng ngày được lưu mẫu theo dõi theo quy định, thường xuyên kiểm tra vệ sinh môi trường ngăn ngừa dịch bệnh. Tổ chức khám và theo dõi sức khỏe của đối tượng hàng ngày, tổ chức tập vật lý trị liệu cho các đối tượng khuyết tật, phát thuốc hàng ngày cho 100 đối tượng tâm thần theo chỉ định. Trung tâm đã tổ chức mai táng cho 15 đối tượng (Trong đó: 13 người cao tuổi - khuyết tật, 2 người lang thang xin ăn) qua đời theo chế độ quy định. Tổ chức khám sàng lọc và đánh giá suy dinh dưỡng cho 49 trẻ hiện đang nuôi dưỡng tại Trung tâm theo chương trình Holt. Triển khai kế hoạch uống bổ sung vitamin C, tuần 2 lần nhằm nâng cao thể trạng cho 64 đối tượng khuyết tật thần kinh tâm thần, 60 trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đang nuôi dưỡng tại Trung tâm. Triển khai các kế hoạch chăm sóc sức khỏe cho từng nhóm đối tượng tại Trung tâm gồm: Kế hoạch cho đối tượng người cao tuổi -  khuyết tật hỗ trợ vệ sinh thân thể hàng ngày, chăm sóc sức khỏe đối tượng khuyết tật thần kinh tâm thần, chăm sóc dinh dưỡng trẻ mồ côi và trẻ khuyết tật. Phối hợp với Phòng khám Medic Nha Trang tổ chức khám sức khỏe hàng năm cho đối tượng đang nuôi dưỡng tại Trung tâm. Triển khai thực hiện phòng, chống dịch cúm gia cầm; phòng, chống dịch bệnh sởi; phòng, chống các dịch bệnh mùa hè như say nắng, tay chân miệng, dịch tả và phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ nhân dịp Hưởng ứng tháng hành động vì trẻ em năm 2016.

Dạy nghề cho người yếu thế ở trung tâm.

Năm học 2016 - 2017 có 51 em trong độ tuổi đi học, trong đó:  Trẻ mồ côi học ngoài cộng đồng: 13 trẻ (mầm non: 3 em ; cấp 1: 4 em; cấp 2: 2 em; cấp 3: 2 em; đại học: 2 em). Trẻ khuyết tật học tại Trung tâm: 27 em (kể cả trẻ mồ côi là trẻ khuyết tật). Trẻ khuyết tật học tại trường Nguyễn Đình Chiểu: 1 em. Trong năm 2016, Trung tâm tạo điều kiện cho 2 trẻ học nghề tại cao đẳng nghề (Điện công nghiệp: 1 trẻ, Quản trị khách sạn: 1 trẻ); 1 trẻ học nghề tại làng trẻ em SOS Nha Trang. Ngoài công tác đào tạo nghề thường xuyên gồm các nghề trồng trọt, chăn nuôi, năm 2016, cơ sở giáo dục nghề nghiệp hỗ trợ dạy nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật tại Trung tâm đã đi vào hoạt động từ ngày 1/7/2016. Đến nay, Trung tâm đã đào tạo nghề làm bánh, dệt chiếu và cấp chứng chỉ cho 30 đối tượng là người khuyết tật đang được nuôi dưỡng tại Trung tâm. Để đạt được những kết quả đó, bằng những tấm lòng nhiệt huyết của các giáo viên dạy nghề, học viên người khuyết tật thần kinh tâm thần đã hình thành được các kỹ năng về nghề làm bánh, dệt chiếu. Những bàn tay vụng về của người khuyết tật đã được hướng dẫn huấn luyện trở thành người thợ khéo tay. Các sản phẩm của họ làm ra đem đến những ngạc nhiên không ngừng cho các giáo viên cũng như mọi người đến tham quan. Công tác tiếp nhận các đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp: Trung tâm thực hiện theo đúng thủ tục quy định. Các đối tượng 100% đều được kiểm tra sức khỏe ban đầu trước khi tiếp nhận, được hưởng các chế độ nuôi dưỡng và tái hòa nhập cộng đồng theo quy định.