Chuyên gia của Nhật Bản giúp nhà trường đánh giá kỹ năng nghề theo tiêu chuẩn Javada.
Ngay từ những ngày đầu thành lập, trường đã nhận được sự hỗ trợ của Chính phủ Liên xô (cũ), trị giá 2 triệu USD. Từ năm 1994 đến 1998, trường nhận được Dự án nhằm nâng cao năng lực đào tạo nghề cho nhà trường, trị giá 2.5 triệu USD của Chính phủ Hàn Quốc thông qua Tổ chức Hợp tác Quốc tế của Hàn Quốc (KOICA). Và từ 1998, trường liên tục có các Tình nguyện viên của Hàn Quốc đến làm việc, giúp đỡ có hiệu quả cho giáo viên và HSSV trong công tác đào tạo của nhà trường. Hiện nay, trường đang có 4 tình nguyện viên của Hàn Quốc làm việc tại các khoa: Cơ khí, Điện – Điện tử và Công nghệ Thông tin. Các tình nguyện viên này đang cùng với các giáo viên hoàn chỉnh Dự án "Xây dựng phòng thí nghiệm kỹ thuật số" (trị giá 15.000USD) và "Xây dựng phòng Vẽ Kỹ thuật" (trị giá 10.000USD). Toàn bộ kinh phí của Dự án do Hàn Quốc tài trợ.
Việc hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam và chính phủ Hàn Quốc nâng cao tay nghề của giáo viên nằm trong chương trình hợp tác giúp đỡ chính phủ Việt Nam của Chính phủ Hàn Quốc, nhằm nâng cao năng lực đào tạo cho giáo viên dạy nghề Việt Nam thông qua Tổ chức hợp tác Quốc tế của Hàn Quốc (KOICA). Qua các khoa học giúp cho các giáo viên dạy nghề của Việt Nam hiểu về lịch sử phát triển, các chế độ chính sách và hệ thống quả lý đào tạo nghề của Hàn Quốc. Bên cạnh đó Hàn Quốc còn trao đổi, chia sẻ các kinh nghiệm về các phương pháp dạy nghề tiên tiến, các chương trình đào tạo hiện đại gắn với thực tế sản xuất, chuyển giao các kỹ năng và kiến thức liên quan nhằm giúp các cán bộ lãnh đạo nâng cao năng lực quản lý cơ sở dạy nghề của mình, các giáo viên dạy nghề của Việt Nam còn được tham gia các hội thảo về phát triển chương trình, đào tạo trực tuyến, phương pháp đào tạo nghề hiện đại, tăng cường mối quan hệ giữa nhà trường và doanh nghiệp. Các giáo viên được đi thăm quan các Tập đoàn, Cty lớn của Hàn Quốc như: Tập đoàn thép Posco, Cty công nghiệp nặng Hyundai, Cty sản xuất ô tô Hyundai...
Ngoài ra, hợp tác giữa nhà Trường với các trường dạy nghề của CHLB Đức trong việc nâng cao trình độ các nghề Cơ điện tử và nghề Cơ khí. Thông qua việc hợp tác này các giáo viên được trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về phương pháp dạy nghề “song hành” tiên tiến, các chương trình dạy nghề hiện đại gắn với thực tế sản xuất, chuyển giao các kỹ năng và kiến thức liên quan nhằm giúp các giáo viên của nhà trường năng cao năng lực dạy của mình.Trên lĩnh vực hợp tác quốc tế còn phải kể đến việc hợp tác giữa chính phủ Việt Nam và Malaysia thông qua Trường Đại học Segi, Trung tâm đào tạo Ciast, Tổng cục Dạy nghề đã có nhiều giáo viên dạy nghề của Việt Nam, trong đó có cả giáo viên của nhà trường đi học tập nâng cao kỹ năng nghề tại Malaysia, Australia.
Với Nhật Bản để thúc đẩy sự phát triển của khoa học kỹ thuật- giáo dục và văn hóa, mang lại lợi ích cho cả hai bên trên nền tảng hợp tác, giao lưu…Học viện Kaishin – Nhật Bản và Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội đã ký biên bản hiệp ước giao lưu Kỹ thuật – Giáo dục – Văn hóa. Đây là bước phát triển mới trong quan hệ hợp tác giữa hai trường.
Có thể nói việc mở rộng hợp tác toàn diện với nhiều nước như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Đức, Malaysia... và các tổ chức quốc tế khác đã giúp nâng cao chất lượng đạo tạo, phát triển đạt trình độ khu vực và quốc tế, phấn đấu xây dựng trở thành trường nghề chất lượng cao của cả nước trước năm 2020.