Tham dự hội thảo, các đại biểu được nghe đại diện Cục Chế biến nông lâm thủy sản và nghề muối báo cáo về tình hình phát triển chế biến cà phê theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và những vấn đề cần quan tâm trong phát triển chuỗi giá trị cà phê bề vững do Viện Chính sách và chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn trình bày.
Đồng thời hội thảo được lắng nghe Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đắk Lắk trình bày sơ lược tình hình sơ chế, chế biến cà phê tại tỉnh Đăk Lăk và định hướng phát triển. Hiện này trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk có khoảng 100 doanh nghiệp, cơ sở sơ chế, chế biến cà phê. Trong đó có khoảng 22 doanh nghiệp, cơ sở sơ chế, chế biến cà phê quy mô vừa và lớn với công suất thiết kế 475.030 tấn/năm. Sản lượng cơ sở chế biến cà phê bột, cà phê hòa tan là 46 cơ sở với công suất thiết kế , trong đó ước lượng cà phê hòa tan đạt gần 3.000 tấn. Số lượng cà phê còn lại do một số hộ dân tự sơ chế, chế biến. Các doanh nghiệp sơ chế, chế biến cà phê nhân trên địa bàn tỉnh thường sử dụng phương pháp chế biến khô, chế biến ướt và phương pháp cải lương. Phương chế biến khô và chế biến cải lương được áp dụng phổ biến hơn cả, tuy nhiên cả hai phương pháp này đều làm giảm đi chất lượng của cà phê.
Đối với số lượng cà phê do hộ dân tự chế biến thường áp dụng phương pháp phơi quả khô, phương pháp xát dập phơi trên sân xi măng, trên bạt và trên đất; trong đó phương pháp chế biến xát đập quả tươi cũng làm ảnh hưởng không tốt đến chất lượng sản phẩm cà phê. Số doanh nghiệp có khả năng chế biến cà phê chất lượng cao để xuất khẩu còn hạn chế, chưa đáp ứng được theo nhu cầu khách hàng trên thị trường thế giới, đó là một trong những yếu tố làm giá cà phê xuất khẩu thấp, gây thiệt hại cho người trồng cà phê.
Ngoài ra, tỉnh Đăk Lăk còn là địa bàn có nhiều doanh nghiệp chế biến cà phê bột, hàng năm các doanh nghiệp sản xuất cà phê bột trên địa bàn sản xuất ước đạt 0,6% tổng sản lượng cà phê trên địa bàn tỉnh, sản phẩm cà phê bột sản xuất chủ yếu tiêu thụ trong nước, xuất khẩu không đáng kể. Có thể thấy rằng các doanh nghiệp trên địa bàn chưa chú trọng việc sản xuất cà phê bột chất lượng xuất khẩu.
Hầu hết các hộ dân tự chế biến cà phê thường áp dụng phương pháp phơi quả khô, phương pháp xát dập phơi trên sân xi măng, trên bạt và trên đất.
Ngoài ra. các đại biểu đến từ các tỉnh Đắk Nông, Gia Lai, Lâm Đồng, các doanh nghiệp đã có những tham luận sôi nổi về các thiết bị, các sản phẩm nhằm nâng cao chất lượng trong chế biến cà phê để đáp ứng thị trường tiêu thụ, cũng như các ý kiến đóng góp để phát triển chế biến cà phê theo hướng nàng cao giá trị gia tăng. Đồng thời các doanh nghiệp kinh doanh, xuất khẩu cà phê cũng báo cáo sơ nét về tiềm năng thị trường cà phê chế biến, cũng như tình hình chế biến cà phê trong chuỗi sản xuất – chế biến – tiêu thụ và chất lượng cà phê Việt Nam.
Qua hội thảo, nhằm đánh giá về thực trạng chuỗi giá trị cà phê và những vấn đề đặt ra đối với khâu sơ chế, chế biến cà phê và giải pháp tăng cường liên kết giữa các tác nhân trong chế biến, tiêu thụ cà phê…