Để thực hiện được mục tiêu này, tỉnh sẽ huy động và lồng ghép mọi nguồn lực để thực hiện đầu tư nâng cao năng lực hoạt động của các cơ sở GDNN, tạo điều kiện tốt nhất cho các hoạt động về GDNN. Các cơ sở GDNN cơ bản cung ứng đáp ứng nhu cầu nhân lực qua đào tạo để thực hiện phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; đồng thời đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động cả về số lượng, chất lượng, cơ cấu nghề và trình độ đào tạo; duy trì và củng cố mạng lưới cơ GDNN hiện có là 11 đơn vị và nâng tổng số cơ sở GDNN lên 12 cơ sở, trong đó 10 cơ sở GDNN công lập và 02 cơ sở GDNN ngoài công lập; duy trì và đảm bảo năng lực đào tạo theo thiết kế đạt 14.500 người học/năm với hơn 50 ngành, nghề gồm cấp trình độ cao đẳng, trung cấp và sơ cấp.
Theo lộ trình, Tuyên Quang sẽ xây dựng và phát triển Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật - Công nghệ Tuyên Quang thành trường trọng điểm đào tạo công nhân kỹ thuật có trình độ tay nghề cao của tỉnh; đến năm 2025, Tuyên Quang đề xuất Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị Chính phủ phê duyệt thành trường chất lượng cao. Củng cố và xây dựng 06 Trung tâm GDNN - Giáo dục thường xuyên của huyện thành các cơ sở trọng tâm giáo dục, đào tạo cộng đồng của huyện. Qua đó, thực hiện các chính sách hỗ trợ về đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động; đào tạo để giải quyết việc làm tại chỗ, đào tạo cung ứng nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp...
Tỉnh Tuyên Quang phấn đấu có 35% học sinh tốt nghiệp THCS được phân luồng đào tạo trình độ trung cấp nghề tại các cơ sở GDNN hoặc Trung tâm GDNN - Giáo dục thường xuyên; 40% học sinh tốt nghiệp THPT tham gia đào tạo trình độ cao đẳng hoặc trung cấp nghề tại các cơ sở GDNN. Tỷ lệ lao đông qua đào tạo trên địa bàn tỉnh năm 2025 đạt trên 72%; trong đó, tỷ lệ lao động có bằng cấp, chứng chỉ hơn 30%. Tỷ lệ lao động sau đào tạo có việc làm ổn định và đúng với ngành nghề đào tạo đạt.