Trên phạm vi toàn quốc, mặc dù các dịch vụ hỗ trợ nạn nhân bạo lực giới, bạo lực gia đình đã được cung cấp tại các cơ sở bảo trợ xã hội/công tác xã hội thuộc 63 tỉnh/thành phố, tuy nhiên các dịch vụ này không chuyên biệt dành riêng cho người bị bạo lực giới, hiện chỉ có 02 đơn vị duy nhất cung cấp dịch vụ toàn diện hỗ trợ phụ nữ bị bạo lực, bao gồm Ngôi nhà Bình Yên thuộc Hội LHPN Việt Nam và Ngôi nhà Ánh Dương thuộc Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Quảng Ninh.
Vì vậy để nâng cao chất lượng dịch vụ và hỗ trợ nạn nhân bạo lực giới, chính phủ Nhật Bản đã tài trợ UNFPA thực hiện dự án "Giảm thiểu tác động của Covid-19 lên nhóm dân cư dễ bị tổn thương". Dự án sẽ triển khai tại Thanh Hoá, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh trong cấu phần về bạo lực trên cơ sở giới. Tại địa bàn triển khai dự án, 03 trung tâm dịch vụ một cửa (OSSC) nơi cung cấp các dịch vụ tích hợp gồm y tế, xã hội, tư vấn tâm lý, tư vấn pháp lý, công an, tạm lánh khẩn cấp và liên hệ chuyển tuyến sẽ được thành lập và vận hành.
Trong khuôn khổ chương trình hợp tác giữa Bộ LĐ-TB&XH và Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) trong việc triển khai dự án, Bộ Bộ LĐ-TB&XH sẽ tổ chức 06 lớp tập huấn tại 03 địa bàn triển khai dự án, mỗi lớp 04 ngày theo nội dung tài liệu "Hướng dẫn quy trình khung cung cấp dịch vụ xã hội hỗ trợ người bị bạo lực trên cơ sở giới". Thông qua khóa học, các học viên sẽ được hướng dẫn và thực hành các nguyên tắc, tiêu chuẩn và quy trình chung trong cung cấp dịch vụ xã hội cho người bị bạo lực trên cơ sở giới theo chuẩn quốc tế và phù hợp với điều kiện Việt Nam.
Để lớp tập huấn đạt được chất lượng và hiệu quả cao, Bộ Bộ LĐ-TB&XH tuyển chọn 01 tư vấn giảng dạy tài liệu hướng dẫn cung cấp dịch vụ xã hội hỗ trợ cho phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực nhằm cung cấp kiến thức và kỹ năng cho cán bộ làm công tác xã hội, bình đẳng giới tại Thanh Hoá, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh để nâng cao chất lượng dịch vụ xã hội hỗ trợ nạn nhân bị bạo lực trên cơ sở giới.
Yêu cầu công việc: Giảng dạy các nội dung của tài liệu hướng dẫn quy trình khung cung cấp dịch vụ xã hội hỗ trợ người bị bạo lực trên cơ sở giới tới đội ngũ làm công tác xã hội và bình đẳng giới trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, TP Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh, giúp các đơn vị, tổ chức, cá nhân liên quan thực hiện nhiệm vụ chuyên nghiệp hơn, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ, giúp người bị bạo lực trên cơ sở giới hồi phục và hòa nhập cộng đồng trong bất kỳ giai đoạn nào của quá trình can thiệp.
Tư vấn tham gia hoạt động cần đáp ứng yêu cầu tối thiểu sau:
- Có ít nhất 07 năm kinh nghiệm làm việc trong các lĩnh vực về giới, bình đẳng giới, về dịch vụ xã hội, hỗ trợ cho các đối tượng yếu thế; có kinh nghiệm hỗ trợ nạn nhân bị bạo lực trên cơ sở giới là một lợi thế (30%);
- Hiểu biết về khung pháp lý và hệ thống tổ chức pháp luật tại Việt Nam dịch vụ xã hội hỗ trợ nạn nhân bạo lực trên cơ sở giới (20%);
- Có kinh nghiệm trong triển khai các hoạt động về hỗ trợ nạn nhân bạo lực trên cơ sở giới và xây dựng các tài liệu hướng dẫn cấp quốc gia (20%)
- Tốt nghiệp thạc sĩ trở lên trong lĩnh vực có liên quan đến nội dung công việc đảm nhận (20%);
- Sử dụng tiếng Việt và tiếng Anh thành thạo (10%).
- Có kinh nghiệm trong việc tổ chức, điều hành các chương trình Hội thảo, tập huấn;
- Có kỹ năng tổng hợp, lập kế hoạch;
- Kỹ năng điều hành công việc nhóm và giải quyết các vấn đề khó khăn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ tư vấn.
Mức thù lao áp dụng cho vị trí này là: 24 ngày làm việc x 192 USD/ngày = 4.608 USD (tương đương 105.700.000 đồng) (thời hạn hợp đồng dự kiến từ ngày 19/8/2021 đến 30/9/2021)
Tư vấn có khả năng đáp ứng yêu cầu đề nghị gửi Sơ yếu lí lịch (CV) về Ban quản lý Dự án VNM9P02, Vụ Bình đẳng giới, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, phòng 214 nhà A, số 2 Đinh Lễ, Hoàn Kiếm, Hà Nội (trong giờ hành chính, gặp đồng chí Nguyễn Việt Hải, điện thoại 024.38253875) hoặc email viethaibqlda@gmail.com
Hạn nộp hồ sơ: 17h00 ngày 16/8/2021