Quay lại Dân trí
Dân sinh
  1. Diễn đàn Dân sinh

“Vaccine Số” giúp trẻ em “miễn dịch” với các nguy cơ tiềm ẩn trên thế giới số

Với chủ đề về tầm quan trọng của quyền riêng tư và bảo mật dành cho đối tượng thanh thiếu niên, tối 7/11 buổi phát trực tiếp tập số 1 của chiến dịch Vaccine Số mang tên “Sống số lành mạnh” trên kênh TikTok LIVE Việt Nam, Fanpage MSD Việt Nam và Fan page Lan Tỏa Yêu Thương đã mang đến cho các phụ huynh, giáo viên và thanh thiếu niên cái nhìn bao quát về tầm quan trọng của quyền riêng tư và bảo mật, cũng như trách nhiệm quản lý thông tin cá nhân khi sáng tạo, giải trí trên các nền tảng số.

Đã đến lúc cần những liều “Vaccine Số” để giúp con em “miễn dịch” với các nguy cơ tiềm ẩn trên thế giới số.

Đã đến lúc cần những liều “Vaccine Số” để giúp con em “miễn dịch” với các nguy cơ tiềm ẩn trên thế giới số.

Nguy cơ ảnh hưởng đến quyền riêng tư và bảo mật của trẻ em

Internet ngày nay giúp con người xoá nhoà khoảng cách khi mỗi chúng ta có thể kết nối với nhau và với thế giới nhanh hơn. Chỉ cần có chiếc điện thoại, một người ở nhà có thể tiếp cận với nguồn thông tin vô tận, vừa tức thì, vừa mang tính thời sự. Nhưng vì thế mà Internet cũng dẫn tới những mặt trái như tin giả không được kiểm chứng tràn lan, các thông tin độc hại dễ tìm kiếm… Với phụ huynh thì không ai lạ gì cảnh con cái bị sa đà khi dùng Internet, ảnh hưởng tới thị giác, tư thế ngồi…

Không những thế, người dùng còn dễ bị xâm hại quyền riêng tư và bảo mật như bị đánh cắp thông tin, bôi nhọ, lừa đảo qua mạng… Với đối tượng trẻ vị thành niên thì càng nguy hiểm hơn do các em chưa có đủ nhận thức.

Nguyễn Hải Ninh - Nhà sáng tạo nội dung TikTok chia sẻ: Trong một lần đăng video, em đã vô tình để lộ thông tin về địa chỉ và và biển số xe lên mạng, sau đó bị người lạ tìm đến làm phiền. May mắn khi đó em có bố mẹ bảo vệ, nhưng vẫn là bài học đáng nhớ. Từ đó, em luôn khuyên bạn bè và những người theo dõi cần chủ động bảo vệ bản thân, cẩn trọng khi chia sẻ thông tin.

Theo bà Nguyễn Phương Linh - Viện trưởng MSD, thanh thiếu niên đang là độ tuổi dễ tiếp cận Internet, nhưng cũng dễ bị tổn thương, bị ảnh hưởng tiêu cực nhất. Sự xâm hại đến quyền riêng tư và bảo mật của các em có thể dẫn tới các hệ luỵ về cả thể chất lẫn tinh thần như xấu hổ, tự ti, bất an, mệt mỏi… “Chính vì vậy, phụ huynh, giáo viên, toàn thể xã hội và các nền tảng đang không ngừng nỗ lực để hỗ trợ, bảo vệ, giáo dục các em”, ông Nguyễn Lâm Thanh - Đại diện TikTok Việt Nam cho biết.

Trẻ cần được trang bị các kiến thức hữu ích để “sống số” lành mạnh

Để phòng tránh những trường hợp không đáng có, bà Nguyễn Thị Nga - Phó Cục trưởng Cục trẻ em, Bộ Lao động Thương Binh và Xã hội cho rằng, thanh thiếu niên, phụ huynh, giáo viên cùng những đối tượng liên quan cần nhận thức được tầm quan trọng của quyền riêng tư và bảo mật trong môi trường mạng.

“Thay vì kiểm soát, cấm đoán, phụ huynh có thể thường xuyên nhắc nhở con bảo vệ tài khoản, chia sẻ những tài liệu về quyền riêng tư. Ngoài ra, các bố mẹ nên khuyên con thay đổi mật khẩu các tài khoản thường xuyên, không đặt trùng lặp; bật bảo vệ hai lớp; cài đặt quyền riêng tư cho bài đăng… Và không thể thiếu khoản tự trau dồi, chúng ta cần là một chuyên gia trước tiên đã, để khi còn cần giúp đỡ là có thể gỡ rối cho các con”, nhà báo Hoàng Anh Tú chia sẻ.

Bên cạnh đó, giáo viên cũng đóng vai trò không nhỏ trong việc giáo dục và định hướng nhân cách trẻ vị thành niên. Giáo viên có thể khuyên các em tự bảo vệ tài khoản, giới thiệu thời gian biểu sử dụng Internet chừng mực, tư vấn các kho thông tin hữu ích, sẵn sàng lắng nghe và tâm sự với các em…”. Ngoài ra, không chỉ thanh thiếu niên, phụ huynh, giáo viên mà toàn thể người dùng Internet cần ‘Think before you do’ - tức là có sự cân nhắc kỹ trước bất kỳ câu nói, hình ảnh, hành động nào trên mạng. “Khi xác định rõ giới hạn và đối tượng chia sẻ là bạn đã siết chặt quyền riêng tư và bảo mật ở cấp độ cao hơn”, bà Nguyễn Phương Linh nhấn mạnh.

Cũng tại buổi trò chuyện, ông Nguyễn Lâm Thanh đã thông tin về những cam kết và nỗ lực của TikTok trong việc đảm bảo môi trường “sống số lành mạnh” trên không gian mạng dành cho tất cả người dùng, đặc biệt là đối tượng thanh thiếu niên như: TikTok đã giới thiệu một số tính năng an toàn, trao quyền cho người dùng chủ động kiểm soát tài khoản và nội dung của chính mình. Bằng cách này, những người dùng vị thành niên có thể kiểm soát chặt quyền riêng tư và bảo mật. Với các tài khoản được cài đặt ở trạng thái riêng tư, chỉ những tài khoản được người dùng phê duyệt mới có thể theo dõi, xem các video, và nhắn tin trực tiếp. Ngoài ra, Bộ lọc bình luận, Quản lý thời gian truy cập, Chế độ Hạn chế và tính năng Báo cáo trong ứng dụng cũng là những tính năng an toàn đã được cập nhật trong thời gian vừa qua”.

Đã đến lúc cần những liều “Vaccine Số” để giúp con em “miễn dịch” với các nguy cơ tiềm ẩn trên thế giới số, mang lại môi trường văn minh, tích cực trên các nền tảng để thanh thiếu niên có thể thỏa sức sáng tạo và chia sẻ quan điểm cá nhân.

Mạng lưới hỗ trợ trẻ em:

- Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em 111.

- Trình báo tới Cơ quan công an các cấp hoặc gọi Đường dây nóng của Công an 113.

- Liên hệ Ngôi nhà bình yên của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam 1900.969.680.

- Liên hệ Cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội và Ủy ban nhân dân.