Sức mạnh đoàn kết
Hai tỉnh Hà Tĩnh và Bình Định có mối tương đồng sâu sắc theo suốt bề dày lịch sử văn hóa từ hàng ngàn năm trước. Mối quan hệ thiên- địa- nhân duyên đó càng trở nên sâu nặng khi đất nước bị chia cắt, và cuộc chiến tranh chống Mỹ bắt đầu bước vào giai đoạn cam go. Dưới sự chi đạo của trung ương, ngày 16/3/1960 hai tỉnh Hà Tĩnh và Bình Định chính thức tuyên thệ kết nghĩa anh em.
Chỉ thị về việc kết nghĩa hai tỉnh được khắc cốt: “… Phải tăng cường đoàn kết rộng rãi, nâng cao tình thương yêu giai cấp, chí khí căm thù giặc, yêu nước thương nòi, đùm bọc giúp đỡ nhau trong sự nghiệp đấu tranh cách mạng, giải phóng dân tộc và xây dựng CNXH…”
Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng vui mừng trước sự đoàn kết, gắn bó và cùng giúp nhau phát triển giữa 2 tỉnh trong hơn nửa thế kỷ qua. Mối quan hệ giữa lãnh đạo, quân, dân 2 tỉnh từ các thế hệ là tình nghĩa keo sơn, thủy chung, hy sinh cao cả. Mối quan hệ tốt đẹp này có ý nghĩa quan trọng trong những năm chiến tranh cũng như trong hòa bình. Trong thời kỳ đổi mới, Hà Tĩnh và Bình Định đang bứt phá đi lên. Chủ tịch Quốc hội khẳng định và tin tưởng các thế hệ tiếp theo của hai tỉnh sẽ ngày càng phát huy được sức mạnh truyền thống vẻ vang mà các thế hệ cha ông đã gầy dựng. |
Thực hiện chủ trương đó, quân và dân hai tỉnh Hà Tĩnh, Bình Định đã không ngừng nêu cao tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau trong lao động sản xuất, chiến đấu, đánh đuổi Mỹ- Ngụy. Cùng thời điểm đó, có 8 huyện của Hà Tĩnh đã nhanh chóng kết nghĩa với 8 huyện của Bình Định để tăng cường sức mạnh chiến đấu.
Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Võ Kim Cự: Thay mặt Đảng bộ và nhân dân tỉnh nhà, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Bình Định đã luôn kề vai, sát cánh, chia ngọt sẻ bùi trong mỗi bước đi với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Hà Tĩnh. Trân trọng cảm ơn các thế hệ trước đã dày công vun đắp cho mối quan hệ đặc biệt của 2 tỉnh. Xin hứa với các bậc đi trước, chúng tôi mãi mãi trung thành, phát huy truyền thống, trọn vẹn, thủy chung, kế tục phát triển. |
Trong suốt cuộc chiến tranh đã có hàng vạn con em Bình Định sống chiến đấu, lao động và học tập tại Hà Tĩnh. Nổi bật nhất, phải kể đến chiến công oanh liệt trong trận đầu thắng Mỹ, tại trận địa ra đa núi Nài thị xã Hà Tĩnh vào ngày 26/3 lịch sử làm chấn động địa cầu, mà đại đội pháo cao xạ Bình Hà ( đại đội pháo Bình Định) đã bắn cháy 12 chiếc may bay địch.
Sau trận thắng đó, Hà Tĩnh đã phát động, triển khai nhiều phong trào hết sức ý nghĩa như: “Bình Hà keo sơn”; “Bắc Nam thống nhất; “làm thêm việc thêm giờ vì miền Nam, vì Bình Định ruột thịt”; chiến dịch “Thủy lợi Bồng Sơn”… Từ các phong trào chiến dịch này đã có trên 9.300 thanh niên được kết nạp vào đoàn, và 1.400 đoàn viên ưu tú được kết nạp vào Đảng, trên 20.000 người được công nhận danh hiệu “Dũng sĩ Bồng Sơn”.
Trong suốt cuộc chiến tranh chống Mỹ cũng đã có hàng vạn con em Hà Tĩnh tình nguyện vào Bình Định tham gia chiến đấu, và nhiều người trong số họ đã anh dũng hy sinh trên mảnh đất quê hương thứ hai này.
Ông Phan Văn Hội nay đã 70 tuổi hiện sống tại T.P Quy Nhơn (Bình Định), nguyên công tác tại Sở LĐ-TB&XH tỉnh Bình Định tâm sự rằng, ông quê ở xã Sơn Hàm, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) năm 1964 lúc đó 19 tuổi, hưởng ứng lời kêu gọi vì Bình Định ruột thịt thân yêu, ông đã cùng nhiều bạn bè trang lứa tình nguyện vào chiến trường Bình Định tham gia sư đoàn Sao Vàng, chiến đấu tại mặt trận Hoài Nhơn. Và trong một trận chiến diễn ra tại đèo Phù Cổn, huyện Hoài Nhơn, ông đã bị thương nặng, đến năm 1969 ông lại bị địch bắt và tra tấn dã man, nhưng với tinh thần bất khuất cũng như được sự động viên chia sẻ đùm bọc của bà con Bình Đinh, ông đã vượt qua mọi gian nguy để đi đến tận ngày chiến thắng thống nhất Bắc Nam một nhà.
Ông Hoàng Như Ý nay đã 68 tuổi quê huyện Hoài Ân (Bình Định) nguyên Trưởng Ban tuyên giáo tỉnh Bình Định cho biết: Ngày 12/9/1965 Bộ đội chủ lực sư đoàn 3 của ta, chủ yếu là con em Hà Tĩnh và Bình Định đã có một trận đánh để đời tại dốc Bà Dơi huyện Hoài Ân. Đó là một trận sinh tử đem lại chiến thắng hoàn toàn cho quân dân và ta, nhưng không thể nói hết được sự hy sinh mất mát quá lớn đối với quân và dân ta.
Với chiến thắng đó đã tạo nên một bước ngoặt quan trọng, đi tới giải phóng hoàn toàn huyện Hoài Ân vào ngày 19/4/1972 là địa phương đầu tiên được giải phóng tại Quân khu 5.
Cơ hội vàng
Thế hệ này nối tiếp thế hệ khác, người Hà Tĩnh và Bình Định không thể nào quyên được những năm tháng cùng chung lưng đấu cật, một dạ một lòng thủy chung son sắt, vượt qua bao gian nan thử thách, đi đến thắng lợi cuối cùng. Bước vào thời kỳ đổi mới, hai tỉnh càng thắt chặt mối tình sâu nặng cùng nhau, vươn lên trên con đường phát triển kinh tế xã hội.
Hà Tĩnh và Bình Định trong những năm qua đang trỗi dậy như những hiện tượng ở khu vực, với nhiều chương trình dự án lớn mang tầm cỡ quốc gia và quốc tế như Khu kinh tế Vũng Áng, Cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo… ( Hà Tĩnh); Khu kinh tế Nhơn Hội, Khu công nghiệp Phú Tài, cảng biển Quy Nhơn…( Bình Định).
Nhờ những lợi thế đó, hai tỉnh đang thực hiện chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp- thương mại- dịch vụ. Bên cạnh đó, hai tỉnh cũng đặc biệt quan tâm đầu tư cho phát triển văn hóa- xã hội, phát triển giáo dục, đào tạo nhân tài cho đất nước.
Bí thư Tỉnh ủy Bình Định Nguyễn Văn Thiện: Phát huy truyền thống tốt đẹp 55 qua, thời gian tới, Bình Định – Hà Tĩnh tiếp tục kề vai, sát cánh, hợp tác giúp đỡ lẫn nhau trên mọi lĩnh vực, thúc đẩy mối quan hệ truyền thống thủy chung giữa 2 tỉnh lên tầm cao mới. |
Kể từ ngày ký hiệp Bản hợp tác phát triển kinh tế- xã hội giai đoạn 2011-2015 đến nay, hai tỉnh đã có thêm nhiều thành quả mới trên lĩnh vực nông nhiệp, chuyển dung các ứng dụng khoa học- công nghệ; kinh nghiệm về quản lý Nhà nước, kêu gọi đầu tư. Giai đoạn này, nhiều công trình mang biểu tượng kết nghĩa hai địa phương cũng đã được ra đời và phát huy huy hiệu quả như: Công trình hồ Bình- Hà,Trường Mầm non Bình Hà, Công viên Tuy Phước.
Ông Nguyễn Tiến Dũng- Phó giám đốc Tập đoàn Đức Long- Gia Lai, người con của quê hương Bình Định vui vẻ nói: Xét về mọi mặt thì đây chính là cơ hội vàng để chúng tôi cũng như các doanh nghiệp khác có thể đầu tư về Hà Tĩnh một cách hiệu quả. Và ngược lại, các doạnh nghiệp Hà Tĩnh có thể đầu tư vào Bình Định hiệu quả. Sau dịp này, Tập đoàn chúng tôi sẽ nghiên cứu đầu tư vào Hà Tĩnh các lĩnh vực giao thông, chăn nuôi bò, trồng rừng…
Nhân dịp lễ kỷ niệm 55 năm ngày kết nghĩa keo sơn, tỉnh Bình Định và Hà Tĩnh đã trao quà lưu niệm. Tỉnh Bình Định tặng nhân dân Hà Tĩnh 5 tỷ đồng; BIDV nhận đỡ đầu một phần về đào tạo kiến thức cho thế hệ trẻ và hỗ trợ tiền tôn tạo đền thờ La Sơn Phu Tử- Nguyễn Thiếp ở Can Lộc, người có công lớn trong triều đại hoàng đế Quang Trung.
Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Ngân hàng Đầu tư – Phát triển (BIDV) Trần Bắc Hà: Những năm qua, BIDV là một trong những ngân hàng chủ lực, là ngân hàng “kết nối lương duyên” đầu tư, phát triển KT-XH 2 địa phương. Mặc dù, tiềm năng lợi thế của 2 tỉnh khá lớn nhưng những hợp tác đầu tư chưa được nhiều. Nếu 2 tỉnh cùng hợp lực, tận dụng hết tiềm năng, lợi thế chắc chắn sẽ trở thành 2 điểm sáng phát triển kinh tế của Việt Nam và khu vực. |