Quay lại Dân trí
Dân sinh
  1. Diễn đàn Dân sinh

Việt Nam đứng thứ 5 toàn cầu về mức độ lạc quan

Niềm tin của người tiêu dùng đã giúp Việt Nam kết thúc năm 2016 với một chỉ số niềm tin cao nhất trong năm; và do vậy Việt Nam đã trở thành quốc gia đứng thứ 5 toàn cầu về mức độ lạc quan, đạt 112 điểm (tăng 5 điểm so với quý trước)- kết thúc một năm với nhiều diễn biến tích cực, theo báo cáo của Nielsen.

 

Người tiêu dùng Việt tiết kiệm nhất thế giới

Niềm tin của người tiêu dùng đã giúp Việt Nam kết thúc năm 2016 với một chỉ số niềm tin cao nhất trong năm; và do vậy Việt Nam đã trở thành quốc gia đứng thứ 5 toàn cầu về mức độ lạc quan, đạt 112 điểm (tăng 5 điểm so với quý trước)- kết thúc một năm với nhiều diễn biến tích cực, theo báo cáo của Nielsen.

 

Báo cáo này cũng cho thấy chỉ số niềm tin trong khu vực Đông Nam Á tăng trưởng ở mức vừa phải trong năm 2016, tăng 5 điểm giữa quý I và quý IV, đạt được 115 điểm. Bốn trong sáu nước Đông Nam Á kết thúc năm 2016 lạc quan hơn so với thời điểm đầu năm, và điều này đã giúp các quốc gia này tiếp tục nằm trong danh sách 10 nước lạc quan nhất thế giới. Sự tăng trưởng lớn nhất là ở Philippines, nơi mà chỉ số tự tin tăng 13 điểm từ quý I đến quý IV. 

Nước tiếp theo là Thái Lan, chỉ số tự tin tăng 5 điểm đạt được 110. Cả Indonesia và Việt Nam tăng 3 điểm so với quý đầu tiên. Chỉ số này đã giảm nhẹ trong năm tại Singapore (-2 điểm). Mặc dù niềm tin vào Malaysia tăng 5 điểm lên 84 trong quý cuối cùng của năm, nhưng nhìn chung người tiêu dùng của Malaysia tiếp tục cho thấy sự bi quan của họ.

"Chúng tôi tiếp tục thấy sự tự tin của người tiêu dùng Việt cùng với những diễn biến mang xu hướng tích cực của thị trường vì thị trường tiêu dùng có tăng trưởng dương trở lại trong quý 4. Điều này có thể được lí giải nhờ vào việc người tiêu dùng sự sẵn lòng chi tiêu, cùng với đó, niềm tin của nhà bán lẻ cũng có sự cải thiện rõ rệt trong dịp Tết nguyên đán – giai đoạn mua sắm nhộn nhịp nhất trong năm”, bà Nguyễn Hương Quỳnh, Tổng Giám đốc Nielsen Việt Nam cho biết. 

Bà Quỳnh phân tích thêm, thực tế là những yếu tố như dân số đông, trình độ dân trí ngày càng được cải thiện và tăng cũng như sự phát triển mạnh mẽ của tầng lớp trung lưu và triển vọng kinh tế ổn định của chính phủ sẽ tiếp tục là những động lực chính để giúp Việt Nam trở thành một quốc gia lạc quan hơn so với các quốc gia khác trong khu vực. 

Người tiêu dùng khu vực Đông Nam Á tiếp tục là một trong số những người tiết kiệm nhất thế giới, với hơn hai phần ba (68%) để dành tiền vào tiết kiệm. Và khi nói về tiết kiệm, người tiêu dùng ở Việt Nam giữ chỉ số cao nhất trên toàn cầu (76%), tiếp theo là Indonesia (71%), Philippines (64%), Singapore (65%), Thái Lan (63%) và Malaysia (59%).

 Cùng với xu hướng tiết kiệm, người tiêu dùng tại Việt Nam tiếp tục sẵn lòng chi tiêu vào các khoản mục lớn. Khảo sát của Nielsen cũng cho thấy rằng, sau khi chi trả cho các phí sinh hoạt thiết yếu, khoảng hai trong năm người tiêu dùng Việt sẵn sàng để chi cho du lịch (35%), mua sắm quần áo mới (33%), các sản phẩm công nghệ mới (30%) , sửa chữa nhà cửa (27%) và các dịch vụ giải trí bên ngoài (26%).

"Người tiêu dùng Việt Nam luôn mong muốn có được một cuộc sống tốt hơn. Điều này được phản ánh thông qua xu hướng tiết kiệm của họ để chuẩn bị cho một tương lai tốt hơn cũng như khát vọng để sở hữu các sản phẩm công nghệ mới, quần áo mới, nhà cửa hoặc dành thời gian dài hơn cho các kì nghỉ."- theo quan sát của bà Quỳnh.

Trong quý này, mối quan tâm của người tiêu dùng Việt vẫn giữ nguyên như các quý trước. Tính ổn định về công việc tiếp tục dẫn đầu danh sách các mối quan tâm hàng đầu của người tiêu dùng Việt Nam chiếm gần 45%. Mối quan tâm quan trọng tiếp theo là sức khỏe (42%).

 

Người tiêu dùng Việt vẫn lo lắng về ổn định công việc và sức khỏe

Thực tế, báo cáo cho thấy rằng các chứng nhận sức khỏe có một sự gia tăng lớn trong quý này, tăng 10 điểm, từ 32% trong quý 3 tới 42% trong quý 4. Hai mối quan tâm khác là cân bằng công việc- cuộc sống (26%) và nền kinh tế (20%).

 

Trong quý này, phúc lợi và hạnh phúc của cha mẹ (20%) tiếp tục là một trong 5 mối quan tâm hàng đầu của người tiêu dùng Việt. Đây là quý thứ 2 là mối quan tâm này xuất hiện rõ rệt.

"Không có gì ngạc nhiên khi sức khỏe liên tục nằm trong top 5 vấn đề được NTD Việt quan tâm nhất. Khi người tiêu dùng đang hướng đến một cuộc sống lành mạnh, do đó nhu cầu về an toàn thực phẩm và chất lượng sản phẩm cũng đã được hình thành. Như vậy, xu hướng này đưa ra cho cả nhà sản xuất và nhà bán lẻ các cơ hội để đổi mới và cung cấp các sản phẩm tốt nhất để đáp ứng nhu cầu này của người tiêu dùng. "- bà Quỳnh nhấn mạnh.