Giúp giảm huyết áp: Theo một nghiên cứu, các hợp chất thiết yếu trong vỏ chanh có thể làm giảm huyết áp. Trong nghiên cứu kéo dài 4 tuần, 60 trẻ béo phì đã được bổ sung bột vỏ chanh dẫn đến giảm huyết áp.
Hỗ trợ giảm cân: Vỏ chanh có chứa pectin được biết đến để thúc đẩy giảm cân, làm chậm quá trình tích tụ chất béo trong cơ thể. Pectin hấp thụ nước và tạo thành một khối nhớt, đi qua dạ dày và ruột non không tiêu hóa được. Chính điều này làm cho chúng ta cảm thấy no trong khoảng thời gian dài.
Tăng cường sức khỏe tim mạch: Vỏ chanh có chứa flavonoid, vitamin C và pectin, một loại chất xơ hòa tan, có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Pectin giúp giảm cholesterol LDL (có hại) và tăng cholesterol HDL (có lợi) bằng cách tăng bài tiết axit mật do gan sản xuất và ức chế hấp thu cholesterol.
Cải thiện sức khỏe xương: Vỏ chanh có chứa canxi, magiê, phốt pho và vitamin C, những chất dinh dưỡng này giúp ngăn ngừa bệnh loãng xương, viêm khớp dạng thấp và một số bệnh liên quan đến xương.
Đặc tính chống ung thư: Vỏ chanh có đặc tính chống ung thư, do sự có mặt của flavonoid và vitamin C. Chúng có thể làm giảm nguy cơ mắc một số loại ung thư, vitamin C có thể giúp tăng sản xuất tế bào bạch cầu, giúp loại bỏ các tế bào ung thư bị đột biến.
Tăng cường hệ miễn dịch: Vỏ chanh có khả năng tăng cường khả năng miễn dịch nhờ hàm lượng flavonoid và vitamin C. Khi chúng ta cảm thấy mệt mỏi, hãy thêm vỏ chanh vào thức ăn hoặc trà để tăng thêm năng lượng cho cơ thể.
Một số cách để thêm vỏ chanh trong chế độ ăn uống: Chúng ta có thể thêm vỏ chanh vào thực phẩm nướng và sa lát. Ngoài ra, còn có thể thêm vỏ chanh vào trà nóng hoặc cocktail…, theo Boldsky.