Bên cạnh bất động sản, Vương Kiện Lâm cùng Vạn Đạt cũng thành công rực rỡ khi đầu tư cho bóng đá và "tấn công" vào văn hóa. Ông cũng tạo nên kỳ tích khi đưa Vạn Đạt vượt ra khỏi Trung Quốc, trở thành cái tên được thế giới ngưỡng mộ qua rất nhiều phi vụ M&B như: Thu mua Hãng rạp chiếu phim AMC của Mỹ, sáp nhập Hãng du thuyền Sunseeker của Anh và tái cấu trúc công ty bất động sản Anh; mua lại Tây Ban Nha Building: tòa nhà biểu tượng của Câu lạc bộ Madrid Tây Ban Nha; mua 20% cổ phần của CLB Madrid… Theo "Bảng xếp hạng 100 người giàu nhất Trung Quốc" do tạp chí Hồ Nhuận công bố, tài sản của Vương Kiện Lâm lên tới 220 tỷ Nhân dân tệ, một lần nữa đưa ông đứng đầu bảng xếp hạng tỷ phú Trung Quốc.
Suốt cuộc đời, Vương Kiện Lâm kiên trì theo đuổi triết lý kinh doanh khôn khéo và đậm tính nhân văn: Nghĩ cho khách hàng, nghĩ cho người tiêu dùng; bởi khách hàng có kiếm được tiền, người tiêu dùng có đạt được lợi ích, Vạn Đạt mới kiếm được tiền. Ông đã nỗ lực không ngừng cho ước mơ lớn, đó là xây dựng Vạn Đạt trở thành một doanh nghiệp "trăm năm", một doanh nghiệp quốc tế.
"Vương Kiện Lâm và đế chế Vạn Đạt" nằm trong tủ sách Doanh nhân hàng đầu châu Á. Sách do Chibooks và Saigonbooks phát hành.
"Tủ sách doanh nhân hàng đầu châu Á" giới thiệu về các doanh nhân hàng đầu trong các lĩnh vực kinh doanh của thời đại mới 4.0 cùng những thành công và cả thất bại của họ trong quá trình khởi nghiệp và gầy dựng. Các lĩnh vực mà họ khởi nghiệp và kinh doanh thành công không chỉ có tác động sâu rộng đối với Trung Quốc mà còn tác động mạnh mẽ đối với nhiều nước trên thế giới. Đó là: Mã Hóa Đằng và Tencent, Nhậm Chính Phi và Huawei, Mã Vân và Alibaba, "Vương Kiện Lâm và đế chế Vạn Đạt", Đổng Minh Châu và Gree…