Trong thời gian ở nhà do tác động của dịch Covid-19, cô con gái 6 tuổi của tôi đã nói với tôi: "Con thực sự nhớ bạn bè của con. Mẹ ơi, con sợ mình có thể sẽ không bao giờ được gặp lại họ nữa".
Ảnh minh họa
Sau khi ôm con gái vào lòng, tôi nói với con bé rằng tôi cũng nhớ bạn bè của mình. Ngay sau đó, tôi chuyển sang giải quyết vấn đề. Tôi đề nghị việc lập FaceTime hoặc chơi trò chơi trực tuyến cho con và bạn bè của con. Ngoài ra, tôi cũng liệt kê những cách khác để con có thể kết nối với bạn bè.
"Mẹ ơi", con gái tôi nói khẽ khi nhìn xuống chân. "Con không muốn làm mẹ buồn, nhưng đây có thể là coi là “lắng nghe” không ạ?”
Tôi đã nảy ra ý tưởng "lắng nghe" với con gái mình khi nghe con nói vậy. Và hiện giờ, tôi đang cố gắng để lắng nghe con nhiều hơn mỗi ngày. Sau đây, tôi xin đưa ra một số lưu ý cho các bặc làm cha, làm mẹ khi lắng nghe con.
Laura Markham, Tiến sĩ, nhà tâm lý học lâm sàng và tác giả của cuốn sách “Bố mẹ hòa bình, con cái hạnh phúc” cho biết: “Đây là một xu hướng phổ biến của cha mẹ. Ngay khi con mình bày tỏ sự không vui, chúng ta thường cố gắng tìm mọi cách khắc phục vấn đề, vì vậy chúng ta gần như không bao giờ lắng nghe điều con muốn nó. Tuy nhiên, phương pháp giải quyết này có thể phản tác dụng”.
Tại sao việc lắng nghe lại quan trọng với trẻ?
Tiến sĩ Markham giải thích: “Khi cha mẹ bắt đầu đưa ra giải pháp cho các vấn đề của con mình mà không chịu nghe con nói, trẻ có thể cảm thấy không hiệu quả, thất vọng và thường bỏ đi mà không cảm thấy hài lòng”.
Katheryn Maguire, tiến sĩ, giáo sư về giao tiếp gia đình tại Đại học Wayne State (Mỹ) nói: “Trẻ em muốn bạn hiểu những gì chúng nói, rằng chúng không đơn độc và lời nói của chúng là có ý nghĩa. Lắng nghe con sẽ giúp bạn truyền tải thông điệp "bạn quan trọng" như thế nào đối với con”.
Trong một lần khác, khi con gái tôi chia sẻ rằng đây là năm tồi tệ nhất khi trường học buộc phải đóng cửa. Trước đây, cô bé chưa bao giờ có một giáo viên nào tốt bụng như vậy. Trong trường hợp này, nếu cố gắng chỉ ra những giáo viên tuyệt vời hơn mà cô bé sẽ có trong tương lai, thì đó sẽ là một sai lầm của bạn.
Sara Zaidi, Bác sĩ y khoa, Cố vấn sức khỏe tâm thần được cấp phép, Tư vấn viên chuyên nghiệp được cấp phép, Nhà trị liệu trẻ em có trụ sở tại thành phố New York (Mỹ) và nhà sáng lâp Building Healthy Minds and Happy Families cho biết: "Khi cha mẹ gạt bỏ hoặc hợp lý hóa cảm xúc của một đứa trẻ, chúng ta vô tình truyền đạt thông điệp rằng tất cả những gì bọn trẻ nói đều không quan trọng, điều đó vô tình có thể khiến chúng cảm thấy tổn thương”.
Lắng nghe cũng cho phép trẻ em có thể tự mình đưa ra giải pháp. Emily W. King, Tiến sĩ tâm lý học lâm sàng ở Raleigh (Bắc Carolina) cho biết: "Khi một đứa trẻ nói, bộ não của chúng đang tự vận động để hiểu vấn đề. Khi chúng ta xen vào giải quyết chính là lúc chúng ta dừng quá trình tự giải quyết vấn đề của chúng". Và ngay cả khi chúng không thể đưa ra giải pháp, lắng nghe có thể khiến trẻ cảm thấy thoải mái và mong chờ sự giúp đỡ của bạn hơn.
Làm thế nào cha mẹ có thể là lắng nghe con một cách hiệu quả?
Bước đầu tiên để giúp con bạn là tự kiểm tra bản thân bạn. Tiến sĩ Markham nói rằng: "Cảm xúc của con chúng ta có thể khiến chúng ta lo lắng. Hãy hít một hơi thật sâu và nhắc nhở bản thân, đó không phải là trường hợp khẩn cấp."
Điều quan trọng là tránh việc cố gắng lắng nghe trẻ em trong khi sự chú ý của bạn lại đặt ở nơi khác.
Tiếp theo, hãy để con bạn chia sẻ tất cả cảm xúc mà không bị gián đoạn. Khi con nói xong, hãy xác nhận suy nghĩ của chúng. Amy Phillips, Tiến sĩ, một nhân viên xã hội và huấn luyện viên phụ huynh ở Long Island, New York, giải thích một quy trình đơn giản để làm điều này bao gồm: nêu lên cảm giác của bạn về những gì con đang cảm nhận, khôi phục lại tình huống mà chúng mô tả và hỏi lại con xem liệu như vậy đã đúng chưa. Hãy chú ý không phán xét, dù tốt hay xấu.
Ví dụ, sau khi con gái tôi chia sẻ suy nghĩ của mình về trường học, tôi đã áp dụng hình thức này bằng cách nói với con: "Mẹ biết có lẽ bây giờ con rất buồn và cảm thấy mất mát về thầy H. Con lo lắng mình có thể sẽ không còn cơ hội để quay trở lại trường học nữa. Có đúng vậy không?"
Nếu một đứa trẻ không chắc chắn về những gì nó cảm nhận hoặc không biết phải làm gì ngay lúc đó, bạn có thể chuyển từ câu hỏi có/không đơn giản sang câu hỏi mở: "Con có muốn ôm không? Con có muốn lời khuyên từ mẹ không? Con có ý tưởng gì về cách khắc phục điều này không?"
Quan trọng hơn cả, bạn cần cho con thời gian để ngẫm nghĩ lại vấn đề, trấn an con rằng bạn luôn ở bên cạnh để lắng nghe, suy nghĩ hoặc thậm chí đưa ra lời khuyên nếu con muốn.
Trần Thu Phương/GĐ&TE - Nguồn: Parents