Tại phiên giao dịch sáng nay (giờ Việt Nam), giá dầu thô có tín hiệu tăng nhẹ, song đây vẫn được xem là tín hiệu giảm do giá dầu đã rớt giá mức mạnh nhất trong vòng 2 tuần qua vào cuôi phiên hôm qua sau khi đồng đô la rớt giá.
Cụ thể, dầu thô WTI tăng 0,08 USD/thùng tương ứng 0,19% lên mức 41,15 USD/thùng; Dầu Brent tăng 0,10 USD/thùng tương ứng 0,23% xuống mức 43,41 USD/thùng.
Kết thúc phiên giao dịch hôm qua, giá dầu thô WTI ngưỡng 41,07 USD/thùng; Dầu Brent ngưỡng 43,01 USD/thùng.
Như vậy, phiên giao dịch hôm nay, mức giao dịch vẫn đang ở ngưỡng thấp khi có sự sụp đổ hỗn loạn của thị trường chứng khoán, thêm vào là tâm lý tiêu cực đang gia tăng bởi các tín hiệu của sự suy thoái kinh tế toàn cầu.
Đại dịch Covid-19 đang gây ra sự sụt giảm nhu cầu ngày càng sâu rộng từ Mỹ đến Châu Á. Tại Mỹ, Quốc hội và Nhà Trắng đang phải đối mặt với thời khắc khủng khiếp của làn sóng xin cứu trợ khi số đơn xin trợ cấp thất nghiệp tăng lên nhanh nhất kể từ tháng 3. Trong khi, ở Hàn Quốc, những dữ liệu cho thấy nền kinh tế của quốc gia này đang rơi vào suy thoái.
Chỉ số S&P 500 đã giảm tới 1,6%, trong khi, tương lai dầu thô ở New York giảm mạnh nhất trong hai tuần qua sau khi nhận được sự gia tăng yếu của đồng đô la.
Tariq Zahir, thành viên quản lý chương trình vĩ mô toàn cầu tại Tyche Capital Advisors LLC cho biết, dầu thô đang bị trói buộc bởi thị trường vốn cổ phần. Về cơ bản, Covid-19 đã làm chảy máu nền kinh tế và tác động mạnh đến dầu thô…
Ở thị trường trong nước, Liên bộ Công thương - Tài chính vừa quyết định giữ nguyên giá bán các mặt hàng xăng dầu trên thị trường áp dụng kể từ 15h ngày 13/7. Sau khi thực hiện việc trích lập và chi sử dụng Quỹ Bình ổn, giá xăng dầu được áp dụng như sau:
Xăng E5RON92: Không cao hơn 14.258 đồng/lít.
Xăng RON95-III: Không cao hơn 14.973 đồng/lít.
Dầu diesel 0.05S: Không cao hơn 12.114 đồng/lít.
Dầu hỏa: Không cao hơn 10.038 đồng/lít.
Dầu Mazut 180CST 3.5S: Không cao hơn 10.903 đồng/kg.