Mô hình vừa học nghề vừa học văn hóa là lựa chọn của học sinh
Theo số liệu vừa cập nhật của Phòng giáo dục dạy nghề - Giáo dục thường xuyên, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Tĩnh: Năm học 2019-2020 có trên 2.000 em học sinh lớp 10 nhập học vào các Trung tâm giáo dục nghề nghiệp- Giáo dục thường xuyên.
Ngoài ra, còn có hơn 1.000 em học sinh vào lớp 10 của khóa học 2019-2020 cũng nộp hồ sơ vào văn hóa vừa học nghề tại các tường nghề trên địa bàn.
Tại Trung tâm giáo dục nghề nghiệp- Giáo dục thường xuyên huyện Đức Thọ năm học 2018-2019 có 68 học sinh nhập học. Tuy nhiên, năm học 2019-2020 con số này đã tăng gấp đôi. Tại các địa phương khác như Hương Khê, Thạch Hà, Kỳ Anh tỷ lệ học sinh vào mô hình vừa học văn hóa vừa học nghề cũng tăng nhanh so với năm ngoái.
Sau khi Thủ tướng Chính phủ ra quyết định số 522. Mục tiêu đến năm 2020 có khoảng 55% trường Trung học cơ sở, 60% trường Trung học phổ thông có chương trình giáo dục hướng nghiệp gắn với hoạt động sản xuất, kinh doanh, của địa phương… phấn đấu ít nhất 30% học sinh tốt nghiệp Trung học cơ sở tiếp tuc học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đạt trình độ sơ cấp, trung cấp; đối với các địa phương có điều kiện kinh tế- xã hội khó khăn đạt ít nhất 25%".
Sở Giáo dục và đào tạo Hà Tĩnh có Công văn số: 1398/SGD&ĐT-GDTXCN "Về việc hướng dẫn tuyển sinh lớp 10 Giáo thường xuyên cấp trung học phổ thông" thúc đẩy việc phân luồng học sinh tốt nghiệp Trung học sơ sở và tạo điều kiện thuận lợi để các Trung tâm giáo dục nghề nghiệp- Giáo dục thường xuyên trên địa bàn tuyển sinh vào lớp 10 học văn hóa 7 môn vừa học nghề.
Giải pháp nào cho Trung tâm giáo dục nghề nghiệp- Giáo dục thường xuyên tại Hà Tĩnh và trường nghề
Khó khăn lớn nhất mà các Trung tâm giáo dục nghề nghiệp- Giáo dục thường xuyên phải đối mặt là đội ngũ giáo viên văn hóa cơ hữu. Theo tìm hiểu của chúng tôi, năm 2012, khi Trung tâm Dạy nghề, hướng nghiệp sáp nhập với Trung tâm giáo dục thường xuyên thuộc huyện, thị xã, thành phố quản lý. Nghịch lí là những năm trước có giáo viên cơ hữu thì không có học sinh, giờ học sinh vào học nhiều lại không có giáo viên.
Do vậy, Trung tâm chỉ làm nhiệm vụ, hướng nghiệp dạy nghề, bao gồm: Dạy nghề phổ thông cho học sinh Trung học cơ sở và Trung học phổ thông trên địa bàn, dạy nghề ngắn hạn cho nông dân lao động theo chượng trình mục tiêu của Thủ tướng Chính phủ.
Thiếu giáo viên cơ hữu không chỉ bị động trong công tác giảng dạy chuyên môn mà công tác chủ nhiệm, tổ chức sinh hoạt cho đoàn viên thanh niên cũng bị động.
Trong lúc đó, các trường nghề trên địa bàn những năm qua thực hiện mô hình vừa dạy văn hóa vừa dạy nghề đã đi vào ổn định và hiệu quả. Các trường nghề có đầy đủ cơ sở vật chất, hệ thống trang thiết bị dạy nghề, đội ngũ giáo viên dạy nghề và đội ngũ giáo viên cơ hữu nay lại phải hợp đồng với các Trung tâm giáo dục nghề nghiệp- Giáo dục thường xuyên để tuyển sinh và đào tạo.
Bất cập là các trường nghề sẽ không chủ động thời gian dạy và học; trường nghề trực tiếp dạy học sinh, nhưng xét duyệt hồ sơ kí học bạ lại do các Trung tâm giáo dục nghề nghiệp- Giáo dục thường xuyên đảm nhận...