Hòa Bình là một tỉnh miền núi phía Tây Bắc Bộ, diện tích rộng với dân số trên 854.000 người, trong đó tỷ lệ trẻ em là gần 30%. Đặc biệt Hòa Bình là tỉnh có số lượng đồng bào dân tộc thiểu số đông chiếm tới trên 73% dân số. Đây được đánh giá là một rong những yếu tố dẫn tới tình trạng xâm hại trẻ em trên địa bàn thời gian có tính chất và mức độ khá nghiêm trọng khi tình trạng người dân thiếu hiểu biết về kiến thức pháp luật còn phổ biến, đa số các vụ việc xâm hại được thực hiện bởi người thân thiết của trẻ.
Báo cáo của UBND tỉnh Hòa Bình cho thấy, trong giai đoạn 2015-2019 toàn tỉnh xảy ra 94 vụ xâm hại trẻ em dưới nhiều hình thức như xâm hại tình dục, bạo lực, bắt cóc và mua bán trẻ em.
Với một số vụ việc xâm hại có tính chất nghiêm trọng đối với trẻ em xảy ra trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, một số ý kiến cho rằng cần đánh tình hình xâm hại đang ở mức độ nào từ đó đề ra được những giải pháp cũng như có nguồn lực thích đáng cho công tác này.
Nhận định tình hình xâm hại trẻ em trên địa bàn còn diễn biến phức tạp bởi Hòa Bình là tỉnh có đông đồng bào dân tộc thiểu số, tỷ lệ trẻ em lớn, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đề nghị các cơ quan chức năng tỉnh Hòa Bình cần có nhìn nhận và dự báo đúng mức về tình hình này từ đó có phương án tuyên truyền, phòng ngừa hiệu quả. Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đề nghị cần có sự phân loại đối tượng trong công tác tuyên truyền để nâng cao hiệu quả công tác này, bởi nhận thức của mỗi đối tượng là khác nhau, cần có sự tiến hành đồng bộ với quan điểm phòng ngừa là chính, là lâu dài, phát huy những truyển thống tốt đẹp của các dân tộc trong tỉnh.
Trước đó, Đoàn giám sát đã đến thăm và làm việc với Ban giám hiệu Trường Trung học cơ sở Thống Nhất, thành phố Hà Bình. Trong giai đoạn vừa qua trường Trung học cơ sở Thống Nhất không để xảy ra việc mất an toàn giao thống, đuối nước, bạo lực học đường với học sinh, tuy nhiên, có 2 vụ việc đáng tiếc liên quan tới xâm hại tình dục là học sinh của trường xảy ra ngoài khu vực nhà trường. Vì vậy, các thành viên Đoàn giám sát đề nghị nhà trường làm rõ công tác tập huấn, trang bị kiến thức kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em đôi với học sinh cũng như việc xây dựng môi trường học đường an toàn đồng thời cần nắm bắt hoàn cảnh của từng học sinh từ đó phối hợp với chính quyền địa phương có các biện pháp hỗ trợ, giúp đỡ và kịp thời phát hiện những hành vi xâm hại.