Quay lại Dân trí
Dân sinh
  1. Diễn đàn Dân sinh

  2. Kinh tế

"Học viện Tiểu thương VPBank" giúp đỡ 50.000 tiểu thương vượt khó mùa dịch bệnh

Bắt đầu từ ngày 14/4, VPBank triển khai chương trình "Học viện Tiểu thương" trên toàn quốc, gồm những khóa đào tạo online và nhân sự hỗ trợ trực tiếp tại địa điểm kinh doanh, nhằm giúp tiểu thương chuyển đổi mô hình bán hàng từ truyền thống sang online, qua đó có thể duy trì kinh doanh trong mùa dịch. Toàn bộ hỗ trợ cho tiểu thương là hoàn toàn miễn phí.

"Học viện Tiểu thương VPBank" giúp đỡ 50.000 tiểu thương vượt khó mùa dịch bệnh - Ảnh 1.

Nội dung giảng dạy của các khóa học sẽ cung cấp cho nhiều đối tượng tiểu thương (cá nhân kinh doanh, nhà sản xuất nhỏ, hộ kinh doanh gia đình,...) những kỹ năng về kinh doanh online và kỹ năng quản lý kinh doanh…giúp các tiểu thương thích nghi với thói quen mua sắm thay đổi của người tiêu dùng, đặc biệt trong thời điểm cách ly xã hội hiện nay. Đối với người học đã có kinh nghiệm hoạt động trên môi trường online, "Học viện Tiểu thương" cung cấp các khóa học nâng cao với sự hỗ trợ của chuyên gia giúp nâng cấp khả năng vận hành chuyên nghiệp hơn.

Để tham dự, các tiểu thương chỉ việc tham gia Nhóm "Học viện Tiểu thương" trên Facebook https://bit.ly/hocvientt và học trực tuyến cùng chuyên gia hàng đầu Việt Nam. Sau mỗi buổi học, học viên có thể dễ dàng áp dụng ngay các kỹ năng này vào giải quyết vấn đề thực tế như tự kinh doanh trên các mạng xã hội (Zalo, Facebook); mở shop trên các sàn thương mại điện tử (Tiki, Shoppee, Lazada); làm việc với các đối tác giao nhận (Now, Be, Grab..); nâng cấp kỹ năng quản lý kinh doanh (thanh toán không tiền mặt, quản lý tài chính..)

Các khóa học và hỗ trợ này hướng đến mục tiêu đưa được ít nhất 50.000 tiểu thương khắp cả nước chuyển đổi tập quán kinh doanh từ offline lên online.

Đại diện VPBank cho biết: "Khảo sát của chúng tôi cho thấy tuy 100% tiểu thương có điện thoại thông minh và 80% đã tham gia mạng xã hội nhưng hầu hết chỉ để giao tiếp và giải trí, 70% hộ cá thể chưa hề kinh doanh trên mạng chủ yếu do quá quen với cách bán hàng truyền thống, và lý do phổ biến hơn là còn e ngại vì chưa được hướng dẫn kinh doanh online.

Điều này lý giải tại sao đa số tiểu thương rất chật vật trong thời gian cách ly xã hội diện rộng diễn ra. Thậm chí, nhiều hộ thua lỗ nặng và đứng trước thách thức đóng cửa. Vì vậy, chúng tôi đẩy nhanh việc triển khai Học viện Tiểu thương để giúp bà con thêm "cần câu" mới trong kỷ nguyên Số. Chúng tôi sẽ giúp họ trở thành những tiểu thương 4.0", đại diện VPBank quả quyết.

Trước đó, với tinh thần chủ động chung tay cùng cộng đồng, VPBank đã triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ thiết thực cho khách hàng như giảm lãi suất đến 3% cho doanh nghiệp, giãn nợ, gia hạn, tái cơ cấu các khoản vay. VPBank đồng thời khuyến khích khách hàng sử dụng tiện ích trên các sản phẩm ngân hàng điện tử (Internet Banking, VPBank Online,…) để chuyển tiền, thanh toán hóa đơn, gửi tiết kiệm, từ đó hạn chế sự lây lan dịch bệnh.

VPBank và các công ty thành viên cũng là một trong những doanh nghiệp tiên phong trong công tác xã hội như ủng hộ trực tiếp cho Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 15 tỷ đồng để phục vụ công tác phòng, chống dịch, thực hiện sự kiện âm nhạc điện tử "Vui lên Việt Nam" để khích lệ tinh thần lạc quan, thái độ sống tích cực trong mùa dịch của người dân.