Theo đó, bên môi giới có trách nhiệm hoàn trả lại cho người lao động một phần tiền môi giới người lao động đã nộp theo nguyên tắc: Người lao động làm việc chưa đủ 50% thời gian theo hợp đồng thì được nhận lại 50% tiền môi giới đã nộp. Người lao động đã làm việc từ 50% thời gian theo hợp đồng trở lên thì không được nhận lại tiền môi giới.
Trường hợp không thể đòi được của bên môi giới thì doanh nghiệp có trách nhiệm hoàn trả cho người lao động theo nguyên tắc trên và được hạch toán vào chi phí hợp lý khi tính thu nhập chịu thuế theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
Đối với tiền dịch vụ, trường hợp người lao động phải về nước trước thời hạn vì lý do bất khả kháng hoặc không phải do lỗi của người lao động thì doanh nghiệp chỉ được thu tiền dịch vụ theo thời gian (số tháng) thực tế người lao động làm việc ở nước ngoài.
Ngoài ra, người lao động đi làm việc ở nước ngoài trong một số trường hợp rủi ro khách quan khác thì sẽ được Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH quyết định mức hỗ trợ tối đa 5 triệu đồng/trường hợp. Tùy theo tình hình dịch bệnh, mức độ, số lượng người lao động bị ảnh hưởng, cơ quan chức năng hỗ trợ người lao động, doanh nghiệp khi cần thiết.
Theo báo cáo của Bộ LĐ-TB&XH, hiện người lao động Việt Nam đang làm việc tại các nước có dịch COVID-19 vẫn tham gia các hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường, tuân thủ nghiêm ngặt hướng dẫn về y tế của nước sở tại, chưa có trường hợp nào bị nhiễm bệnh. Qua khảo sát, người lao động chưa có nguyện vọng về nước tại thời điểm này.
Thống kê của Bộ LĐ-TB&XH cho thấy số lượng lao động về nuớc không nhiều, chủ yếu là lao động hết hạn hợp đồng. Số người lao động về nước trong quý I/2020 là 4.929 người, trong đó tập trung chủ yếu là từ một số thị trường chính là Nhật Bản (2.978 người), Hàn Quốc (1.255 người), Đài Loan (633 người)