Trên cơ sở văn bản chỉ đạo của Trung ương, của UBND tỉnh, văn bản hướng dẫn của Sở LĐ-TB&XH, UBND các huyện, thành phố đã kịp thời ban hành các văn bản chỉ đạo các ban, ngành, địa phương triển khai thực hiện, như: Các quyết định thành lập Tổ công tác, Tổ giúp việc, Tổ thẩm định danh sách đối tượng thụ hưởng của huyện, thành phố được ban hành; các công văn chỉ đạo của UBND huyện; sau khi có Kế hoạch số 58 của UBND tỉnh, UBND các huyện, thành phố tổ chức hội nghị quán triệt, triển khai đến các ngành, địa phương, theo đó UBND các xã, phường, thị trấn tổ chức hội nghị quán triệt đến ngành, đoàn thể, thôn, tổ dân phố và triển khai tổ chức thực hiện.
Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố đã chỉ đạo giao nhiệm vụ cho Trung tâm Truyền thông-Văn hóa-Thể thao; các cơ quan, đơn vị có liên quan; Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn và từng thành viên Tổ công tác, theo chức năng nhiệm vụ tổ chức tuyên truyền rộng rãi đến các Doanh nghiệp, hộ kinh doanh, người lao động và toàn thể nhân dân qua hệ thống truyền thanh của huyện, xã, phường, thị trấn và tổ chức hội nghị, họp dân để triển khai đến các thôn, tổ dân phố và người dân.
Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố đã phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện và đoàn thể chính trị - xã hội theo chức năng, nhiệm vụ, tổ chức tuyên truyền về các nhóm đối tượng được thụ hưởng để đoàn viên, hội viên và tầng lớp nhân dân biết; tham gia giám sát việc thực hiện chính sách hỗ trợ của Nhà nước. Đối với UBND thành phố Quảng Ngãi phối hợp với UBMTTQVN thành phố đồng chủ trì tổ chức hội nghị triển khai Nghị quyết 42, Quyết định 15 và Kế hoạch 58 đến các ban, ngành, Mặt trận, hội đoàn thể của thành phố và lãnh đạo UBND, Mặt trận, cán bộ chuyên môn của các xã, phường.
Qua kết quả rà soát, lập danh sách, chi trả trợ tiền cho đối tượng thụ hưởng như sau: Nhóm đối tượng: Người có công và thân nhân người có công với cách mạng, đối tượng Bảo trợ xã hội, đối tượng hộ nghèo, cận nghèo; Nhóm đối tượng người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương; Các nhóm đối tượng: Hộ kinh doanh có doanh thu khai thuế dưới 100 triệu đồng/năm; người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp. Người lao động không có giao kết hợp đồng lao động bị mất việc làm; doanh nghiệp đề nghị vay vốn hỗ trợ trả lương ngừng việc cho người lao động.
Nhìn chung công tác chỉ đạo, quán triệt, tổ chức thực hiện Nghị quyết 42, Quyết định 15 và Kế hoạch 58 được UBND các huyện, thành phố chủ động triển khai thực hiện kịp thời; sự tham gia vào cuộc của cả hệ thống chính trị ở các địa phương hết sức tích cực, đồng bộ; danh sách nhóm đối tượng Người có công, Bảo trợ xã hội, hộ nghèo, cận nghèo được rà soát, đối chiếu, lập danh sách đề nghị UBND tỉnh phê duyệt, đến nay đã cơ bản hoàn thành việc cấp tiền cho nhóm đối tượng này.
Sở LĐ-TB&XH đã ban hành văn bản chỉ đạo UBND các huyện, thị xã, thành phố khẩn trương cấp tiền cho các nhóm đối tượng Người có công, Bảo trợ xã hội, hộ nghèo, cận nghèo đã được Sở Lao động – Thương binh và Xã hội phê duyệt danh sách và được UBND tỉnh quyết định phân khai kinh phí, thời gian hoàn thành trước ngày 10/6/2020. Thường xuyên theo dõi, cập nhật đối tượng thuộc diện thụ hưởng theo Nghị quyết 42 nhưng còn sót, chưa đưa vào danh sách để phê duyệt hỗ trợ trong đợt này hoặc số đối tượng phát sinh mới từ tháng 5 chưa được phê duyệt thì tổng hợp, lập danh sách cuối tháng 6/2020 gửi về Sở LĐ-TB&XH để phê duyệt bổ sung. Tiếp tục tuyên truyền, quán triệt Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg ngày 24/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch số 58/KH-UBND ngày 05/5/2020 của UBND tỉnh về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19. Tiếp tục hướng dẫn các xã về quy trình, thủ tục, thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết đối với các nhóm đối tượng theo quy định. Tập trung chỉ đạo rà soát các nhóm đối tượng còn lại để phê duyệt hoặc gửi về tỉnh để được phê duyệt hỗ trợ theo quy định. Trước mắt đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo thực hiện tốt các nhóm đối tượng được điều chỉnh trong Nghị quyết 42 và Quyết định 15, đối với các nhóm đối tượng còn lại, khi nào có hướng dẫn mới triển khai thực hiện.
Ngoài ra, Sở LĐ-TB&XH cũng ban hành văn bản đề xuất UBND tỉnh bố trí kinh phí hỗ trợ thêm đối nhóm đối tượng là Thanh niên xung phong đang hưởng trợ cấp hàng tháng. Theo báo cáo, toàn tỉnh hiện có 14.500 người được công nhận là Thanh niên xung phong, hiện nay có 209 người được hỗ trợ hàng tháng, từ nguồn ngân sách tỉnh (cụ thể: huyện Minh Long (05), huyện Nghĩa Hành (02), huyện Sơn Hà (27), huyện Tư Nghĩa (08), huyện Bình Sơn (77), huyện Ba Tơ (20), huyện Sơn Tịnh (11), huyện Mộ Đức (08), huyện Đức Phổ (08, huyện Sơn Tây (07), TP Quảng Ngãi (34).
Trong kháng chiến, những người này từng tham gia tải thương, tải đạn, đắp đường, phục vụ chiến trường nhưng không thuộc trong 12 nhóm đối tượng người có công (theo Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng) nên không thuộc diện hỗ trợ khó khăn do đại dịch Covid-19 theo Nghị quyết số 42 và Quyết định số 15.
Trong 209 Thanh niên xung phong hiện đang hưởng trợ cấp hàng tháng đều là những người có hoàn cảnh, điều kiện kinh tế hết sức khó khăn, được các cấp chính quyền xét duyệt đề nghị UBND tỉnh hỗ trợ tiền hàng tháng (mức 540.000 đồng/tháng/người). Số tiền dự kiến hỗ trợ khoản 313.500.000 đồng (209 người x 1.500.000 đồng/người).