Quay lại Dân trí
Dân sinh
  1. Nhân lực

Bến Tre dự kiến sẽ hỗ trợ 33,387 tỷ đồng cho lao động thuê trọ

Qua rà soát, tổng hợp dự kiến số đối tượng được hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động, dự kiến có khoảng 18.548 lao động được hỗ trợ, với kinh phí hỗ trợ là 33,387 tỷ đồng.

Hiện, trên địa bàn tỉnh có 2 khu công nghiệp Giao Long và An Hiệp (đóng trên địa bàn huyện Châu Thành), với 46 doanh nghiệp đang hoạt động và 34.261 người lao động tham gia làm việc, gồm các ngành nghề như: May mặc, bao bì, giày da, điện - điện tử, chế biến thủy sản, chế biến thực phẩm, chế biến các sản phẩm từ dừa,...

Qua rà soát, tổng hợp dự kiến số đối tượng được hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động, dự kiến có khoảng 18.548 lao động được hỗ trợ, với kinh phí hỗ trợ là 33,387 tỷ đồng.

Trong đó, hỗ trợ người lao động đang làm việc khoảng 14.838 người, với số tiền khoảng 22,257 tỷ đồng; Hỗ trợ người lao động quay trở lại thị trường lao động khoảng 3.710 người lao động, với số tiền là 11,130 tỷ đồng.

Mức hỗ trợ là 500.000 đồng/người/tháng (đối với người lao động đang làm việc) và hỗ trợ 1.000.000 đồng/người/tháng (đối với người lao động quay trở lại thị trường lao động).

Mức hỗ trợ là 500.000 đồng/người/tháng (đối với người lao động đang làm việc) và hỗ trợ 1.000.000 đồng/người/tháng (đối với người lao động quay trở lại thị trường lao động).

Bến Tre không thuộc 4 vùng kinh tế trọng điểm được quy hoạch, thành lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, theo đó, người lao động làm việc tại các doanh nghiệp ngoài các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh chưa thuộc phạm vi áp dụng thực hiện theo quy định tại Điều 1, Quyết định số 08 ngày 28-3-2022 của Thủ tướng Chính phủ Quy định về việc thực hiện chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động, nên sẽ không được nhận hỗ trợ.

Theo đó, mức hỗ trợ là 500.000 đồng/người/tháng (đối với người lao động đang làm việc) và hỗ trợ 1.000.000 đồng/người/tháng (đối với người lao động quay trở lại thị trường lao động), kinh phí hỗ trợ từ nguồn ngân sách Trung ương và địa phương. Thời gian hỗ trợ từ tháng 4-2022 cho đến khi thực hiện xong chính sách hỗ trợ, tối đa là 3 tháng.

Căn cứ quy định Khoản 4 Điều 13, Quyết định số 08/2022/QĐ-TTg đề nghị Bảo hiểm xã hội Việt Nam hướng dẫn người sử dụng lao động nộp hồ sơ và trả kết quả xác nhận người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc qua các hình thức, trong đó có hình thức trực tuyến (giao dịch điện tử).

UBND cấp huyện căn cứ vào danh sách của người sử dụng lao động lập và xác nhận của Bảo hiểm xã hội Việt Nam theo mẫu số 02, mẫu số 03 (theo Quyết định 08/2022/QĐ-TTg) để thẩm định, trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt danh sách và kinh phí hỗ trợ.

Như vậy, đối với trường hợp nộp hồ sơ và trả kết quả xác nhận người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, người sử dụng lao động có thể nộp qua nhiều hình thức, trong đó có hình thức trực tuyến (giao dịch điện tử).