Ảnh minh họa.
Do vậy việc triển khai thực hiện mô hình trường học mới máy móc, rập khuôn; tổ chức hoạt động học của học sinh một cách hình thức, chưa hiệu quả; một bộ phận học sinh không đạt được kết quả học tập mong muốn;chưa tạo được sự đồng thuận của cha mẹ học sinh, gây bức xúc trong xã hội.
Để thực hiện phương thức dạy học lấy hoạt động học của học sinh làm trung tâm theo mô hình trường học mới đạt chất lượng và hiệu quả, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đề nghị các sở GDĐT chỉ đạo các phòng giáo dục và đào tạo, các trường tiểu học và trung học cơ sở rà soát, đánh giá tình hình triển khai mô hình trường học mới tại địa phương.
Đối với giáo viên, cần có giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo và chuẩn nghề nghiệp theo quy định đối với từng cấp học; có kỹ năng thiết kế bài học và tổ chức hoạt động học của học sinh theo phương pháp dạy học tích cực, lựa chọn và sử dụng thiết bị dạy học và học liệu phù hợp để tổ chức hoạt động học của học sinh đạt hiệu quả thiết thực, đảm bảo đạt chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông hiện hành.
Cán bộ quản lý phải hiểu rõ, nắm chắc phương thức dạy học theo mô hình trường học mới; có cán bộ quản lý chuyên trách chỉ đạo, theo dõi, giám sát, chịu trách nhiệm về kết quả triển khai phương thức dạy học mới.
Cấp tiểu học không quá 35 học sinh/lớp
Bộ GDĐT nêu rõ, về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, phải đảm bảo sĩ số lớp học theo quy định tại Điều lệ nhà trường đối với từng cấp học: Cấp tiểu học không quá 35 học sinh/lớp, cấp trung học cơ sở không quá 45 học sinh/lớp.
Phòng học đảm bảo diện tích theo tiêu chuẩn quốc gia; có đủ các phòng chức năng, thiết bị dạy học tối thiểu theo quy định. Sách và tài liệu hướng dẫn dạy học đáp ứng yêu cầu thực hiện phương thức dạy học mới, đã được Bộ GDĐT thẩm định, cho phép sử dụng.
Kết quả rà soát, đánh giá được gửi về sở GDĐT để theo dõi, chỉ đạo: Các trường đủ điều kiện tiếp tục thực hiện, đảm bảo hiệu quả, chất lượng; đối với các trường chưa đủ điều kiện thì chưa áp dụng hoàn toàn mô hình để tiếp tục chuẩn bị, trước mắt lựa chọn một số thành tố của mô hình để bổ sung vào đổi mới phương thức giáo dục đang thực hiện, có giải pháp phù hợp để học sinh có nguyện vọng được tiếp tục học theo phương thức dạy học mới.
Bên cạnh đó, các trường cũng cần đẩy mạnh công tác truyền thông để cha mẹ học sinh và cộng đồng hiểu rõ về bản chất và lợi ích của mô hình trường học mới, tạo sự đồng thuận trong xã hội.
Mô hình trường học mới tại Việt Nam dựa vào những thành tựu khoa học giáo dục tiến tiến của thế giới, dựa trên quy luật nhận thức và những thành tựu tiên tiến của khoa học giáo dục, được thiết kế thành các bước chung cho các nội dung học tập và hoạt động giáo dục. Bộ GDĐT chủ trương thiết kế mô hình trường học mới Việt Nam theo định hướng phát triển năng lực người học, trong đó coi trọng giáo dục lấy học sinh làm trung tâm. Để thực hiện định hướng trên, mô hình tập trung vào đổi mới 5 nội dung cơ bản: (i) Đổi phương pháp dạy; (ii) Đổi mới phương pháp học; (iii) Đổi mới phương pháp đánh giá học sinh; (iv) Đổi mới tổ chức lớp học; (v) Đổi mới sự tham gia của gia đình và cộng đồng trong quá trình giáo dục. |