Quay lại Dân trí
Dân Sinh

Dự án “Tự tin lập nghiệp”: Trên 90% thanh niên có hoàn cảnh khó khăn có việc làm sau khi học nghề

Ngày 24/11, Trường CĐN Công nghiệp Hà Nội (HNIVC), Viện Nghiên cứu và hỗ trợ giáo dục nghề nghiệp (REACH), với sự hỗ trợ của Tổ chức Plan International Việt Nam (PIV) long trọng tổ chức Lễ tổng kết dự án “Tự tin lập nghiệp” thuộc chương trình Futuremakers- một sáng kiến của Ngân hàng Standard Chartered.

Các đại biểu tham gia Tọa đàm Tự tin lập nghiệp

Các đại biểu tham gia Tọa đàm "Tự tin lập nghiệp"

Sau gần 2 năm triển khai tại trường CĐN Công nghiệp Hà Nội, đã có gần 1.500 Thanh niên có hoàn cảnh khó khăn (độ tuổi 16- 29 tuổi) đến từ Hà Nội và các tỉnh phía Bắc đã chính thức được đào tạo ở các ngành nghề ngắn hạn, được đào tạo kỹ năng mềm, được trang bị kiến thức về quản lý tài chính cá nhân, kiến thức về giới tính...Trong đó, tỷ lệ thanh niên tìm được việc làm có lương sau khi tham gia các lớp nghề ngắn hạn đạt trên 90%.

Thông qua sự tài trợ của Standark Chartered, Dự án “Tư tin lập nghiệp” được HNIVC, REACH và PIV phối hợp triển khai thực hiện trong hai năm 2022- 2023. Với mục tiêu giải quyết vấn đề về sự thiếu năng lực, cơ hội tham gia vào thị trường lao động và tình trạng thất nghiệp ở thanh niên do ảnh hưởng của đại dịch Covid- 19. Dự án có ý nghĩa thiết thực, nhân văn, hướng tới cộng đồng “Không để ai bị bỏ lại phía sau”.

Bà Trịnh Như Quỳnh, GĐ Đối ngoại, Marketting & Thương hiệu, Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam bày tỏ: Thành quả của dự án “Tự tin lập nghiệp”, chương trình đã giúp hàng nghìn thanh niên có hoàn cảnh khó khăn có cơ hội tiếp cận, được đào tạo nghề, có vị trí việc làm đúng với nghề đã học.

Qua đó, các em sẽ được phát huy những năng lực phù hợp bản thân, độc lập tài chính. Ngân hàng Standard Chartered tự hào khi hợp tác cùng các cơ quan chức năng, tổ chức phi chính phủ, các đối tác, trường học để triển khai thành công chương trình Futuremakers tại  Việt Nam.

Dự án là một trong rất nhiều hoạt động có ý nghĩa của ngân hàng, khẳng định cam kết lâu dài trong việc đồng hành vì sự phát triển bền vững của Việt Nam.

Bà Lê Quỳnh Lan, quyền Giám đốc Quốc gia tổ chức Plan International Việt Nam

Bà Lê Quỳnh Lan, quyền Giám đốc Quốc gia tổ chức Plan International Việt Nam

Đánh giá và bày tỏ mong muốn, bà Lê Quỳnh Lan, quyền Giám đốc Quốc gia tổ chức Plan International Việt Nam cho biết: Thành công bước đầu của các bạn thanh niên chính là sự tự tin trong quá trình tìm kiếm các cơ hội tiếp cận kỹ năng nghề, cũng như cơ hội việc làm. Sự hợp tác cùng đồng hành giữa các đơn vị trong khuôn khổ dự án này, đã góp phần thay đổi nhận thức, giúp định hướng nghề nghiệp hiệu quả với các bạn thanh niên.

Đào tạo nguồn nhân lực này góp phần đáp ứng nhu cầu thị trường lao động thay đổi trong thời kỳ hậu covid- 19. Kết quả dự án đã đã góp phần vào cam kết hỗ trợ 2 triệu trẻ em gái học tập trong chiến lược 5 năm của tổ chức Plan International Việt Nam, giai đoạn 2020- 2025.

Chia sẻ về định hướng tương lai của chương trình Futuremakers, bà Natasha Kwakwa, Trưởng bộ phận tác động toàn cầu Standard Chartered khẳng định: “Chúng tôi sẽ tiếp tục tìm ra những giải pháp tốt hơn nữa nhằm hỗ trợ thanh niên, đặc biệt là phụ nữ, người khuyết tật trên toàn thế giới, đảm bảo cho mọi người, mọi nơi đều có thể tham gia vào nền kinh tế và tạo ra một tương lai tốt đẹp hơn”.

Đánh giá kết quả chương trình này, bà Phạm Thị Hường-Hiệu trưởng Trường CĐN Công nghiệp Hà Nội cho biết: Bên cạnh nhiều ngành nghề đào tạo chương trình ngắn hạn, hiện nay nhóm ngành Chăm sóc sắc đẹp và Thiết kế 2D đang nằm trong số các nhóm ngành thu hút lao động cao trên thị trường lao động. Dự án hỗ trợ triển khai các khóa học ngắn hạn cho thanh niên có khoàn cảnh khó khăn đã giúp rút ngắn thời gian học tập tại trường cho người học. Đồng thời, giải quyết nhu cầu việc làm, giúp người học sớm có thu nhập để trang trải cuộc sống.

Thời gian qua, nhà trường đã triển khai đào tạo được 5 lớp đào tạo nghề ngắn hạn, cung cấp cho thị trường lao động 150 học viên. Dự án đã đem lại nhiều kết quả tích cực, đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động. Đối tượng tham gia học nghề ngắn hạn được học bổng 100% nguồn kinh phí từ dự án.

Bên cạnh đó, dự án còn thu hút sự tham gia của hơn 90 doanh nghiệp trong các hoạt động nâng cao năng lực, hỗ trợ tìm việc làm cho thanh niên. 101 cán bộ, giáo viên của HNIVC và REACH, 80 bậc cha mẹ học sinh được tập huấn kiến thức về bình đẳng giới, hòa nhập khuyết tật nhằm tăng cường chất lượng của hoạt động đào tạo nghề, tạo việc làm cho thanh niên có hoàn cảnh khó khăn.

Bà Phạm Thị Hường thông tin thêm: Sau khi khóa học ngắn hạn kết thúc, nhà trường sẽ tiếp tục đẩy mạnh nhân rộng mô hình đào tạo này để các em sinh viên, cũng như người học có nhu cầu có thể tiếp cận các khóa học ngắn hạn thông qua chương trình dự án. Đặc biệt, nhà trường đẩy mạnh hoạt động kết nối việc làm với các doanh nghiệp trong lĩnh vực này, giúp người học có được môi trường việc làm tốt, thích ứng nhanh với công việc. "Chúng tôi mong muốn đối tượng thanh niên có hoàn cảnh khó khăn có cơ hội được tiếp cận với dự án trong các giai đoạn tiếp theo"-bà Hương nói.

Bà Trịnh Như Quỳnh, GĐ Đối ngoại, Marketting & Thương hiệu, Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam

Bà Trịnh Như Quỳnh, GĐ Đối ngoại, Marketting & Thương hiệu, Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam

Ông Lê Văn Chương, Phó Vụ trưởng Vụ Kỹ năng nghề (Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp) chia sẻ cùng các học viên: Ngoài kỹ năng nghề chuyên môn được nhà trường đào tạo, các em cần có thái độ tích cực, luôn trau dồi, học hỏi và cầu tiến, có tính kỷ luật, chuyên nghiệp, tác phong công nghiệp trong môi trường làm việc đa văn hóa. Thị trường lao động luôn biến động, người học nghề cần cả sự liên tục cập nhật, học hỏi những kiến thức, kỹ năng mới. Mặt khác, các em cũng cần kiên trì học ngoại ngữ, nhất là tiếng Anh. Tất cả, đó là “chìa khóa” để giúp các em tự tin hội nhập và phát triển bản thân trong thế giới phẳng đầy biến động.

Hay những kiến thức về bình đẳng giới, giúp các em định hướng nghề nghiệp tốt hơn, không phân biệt giới tính “Hiểu mình, hiểu nghề, sáng tươi lai” là câu chuyện giúp các em nhìn nhận đúng năng lực, sở thích của bản thân cũng như thị trường lao động để hướng tới.

Em Lã Thị Thu Hà, học viên nghề Cơ điện tử bày tỏ: Khi em chọn học nghề Cơ điện tử, gia đình cũng có định kiến, nhưng em cũng yêu thích nghề này và muốn khẳng định năng lực bản thân. Nghề vốn chỉ được nam giới chọn học, lúc đầu cũng thấy hơi khó, nhưng khi bước vào nghề em thấy cũng rất thú vị và cần phải vượt qua khó khăn. "Hiện giờ em đang thử việc tại một công ty, em được các anh chị đồng nghiệp luôn ủng hộ và giúp đỡ để kỹ năng chuyên môn ngày một tốt hơn. Em cảm thấy may mắn được tiếp cận và học nghề tại trường CĐN Công nghiệp Hà Nội. Các thầy cô rất nhiệt tình đã giúp đỡ chúng em có được nhiều kiến thức, kỹ năng để được làm việc đúng với nghề mình yêu thích”-viên Lã Thị Thu Hà chia sẻ.

Em Nguyễn Thị Thúy, học viên đang học nghề Thiết kế đồ họa 2D cho biết, chỉ 3 tháng học tại trường, em thấy nơi đây thật ấm áp tình người, các thầy cô đã truyền thụ cho em những kiến thức, kỹ năng mà em chưa từng dám mơ ước. "Em đã nộp CV vào một công ty tại Hà Nội. Thành quả là em đã có đơn hàng chốt đầu tiên cho công ty bằng thiết kế Logo cho một trường mầm non. Em thực sự biết ơn các thầy cô giáo, cùng các tổ chức của dự án đã cho em cơ hội tuyệt vời này”- em Thúy vui vẻ tiết lộ.