Báo cáo năng lực cạnh tranh 2019 đánh giá trên 12 trụ cột (pillar) như năm 2018 gồm:1) thể chế; 2) hạ tầng; 3) ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông; 4) ổn định kinh tế vĩ mô; 5) sức khỏe; 6) kỹ năng; 7) thị trường cho sản phẩm; 8) thị trường lao động; 9) hệ thống tài chính; 10) quy mô thị trường; 11)sự năng động của doanh nghiệp; và 12) năng lực đổi mới sáng tạo. Việt Nam xếp thứ 67/141 nền kinh tế về năng lực cạnh tranh nói chung, thăng 10 bậc (62/100 điểm). Với trụ cột kỹ năng (cùng với trụ cột sức khỏe thuộc lớp Vốn con người) xếp thứ 93/141 thăng 4 bậc (57điểm) và trong khu vựcASEAN chỉ đứng trên Lào (hạng 104 – thăng 1 bậc) và Campuchia (hạng 120 - thăng 1 bậc).
Trụ cột năng lực đổi mới sáng tạo (cùng với trụ cộtsự năng động của doanh nghiệp thuộc lớp Hệ sinh thái đổi mới) xếp thứ76/141 thăng 6 bậc (37/100 điểm).
Trụ cột kỹ năng (Pillar 6: Skills) đánh giá dựa trên đánh giá 02 nhóm lực lượng lao động hiện thời và lực lượng lao động tương laivới 02 tiêu chí học vấn (trung bình số năm đi học) và kỹ năng.
Tiêu chí Kỹ năng của lực lượng lao động hiện thời gồm 05 chỉ số (46/100 điểm, xếp thứ 103/141 thăng 8 bậc) đều tăng điểm và thăng hạng. Trong đó, chỉ số Mức độ đầu tư của công ty cho đào tạo và phát triển nhân viên đạt 49.4/100 điểm, xếp thứ 73/141, thăng 8 bậc; Chất lượng đào tạo nghề nghiệp với 44/100 điểm (tăng 3 điểm), xếp thứ 102/141 thăng 13 bậc; Kỹ năng cần cho doanh nghiệp của học sinh, sinh viên tốt nghiệp (trung học và đại học): 41.2/100 điểm, xếp thứ 116/141 thăng 12 bậc.Tính riêng kỹ năng sinh viên tốt nghiệp đại họcxếp thứ 123/141 thăng 4 bậc; Khả năng doanh nghiệp tìm được lao động có kỹ năng phù hợp với vị trí cần tuyển: 49.3/100 điểm, xếp thứ 96/141 thăng 8 bậc.
Tuy nhiên, Trụ cột kỹ năng thăng 4 bậc nhưng vẫn xếp dưới thứ hạng chung về năng lực cạnh tranh (94 so với thứ 67). Năng lực cạnh tranh 4.0 của Việt Nam đứng thứ 6 trong ASEAN, sau Singapore (thứ 1), Malaysia (thứ 27), Thái Lan (thứ 40), Indonesia (thứ 50) và Philippines (thứ 64).
Nổi trội trong khối ASEAN Chất lượng đào tạo nghề nghiệp Việt Nam có thứ hạng thăng nhảy vọt 13 bậc, tiếp sau là Campuchia (6 bậc) và Brunei (5 bậc). Một điểm đáng lưu ý với tốp 4 ASEAN chỉ có Singapore thăng hạng (2 bậc), 3 nền kinh tế còn lại đều xuống hạng về chất lượng đào tạo nghề nghiệp từ 3 đến 4 bậc gồm Malayxia, Philippin và Indonesia.
Với việc nâng xếp hạng chất lượng 13 bậc năm 2019 đào tạo nghề nghiệp đã vượt chỉ tiêu Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01/01/2019 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2019 và định hướng đến năm 2021 (lên từ 20-25 bậc, năm 2019 ít nhất 5 bậc).
Mặc dù mức độ thăng hạng số 1 ASEAN song để đạt mục tiêu tăng thứ hạng trên thế giới, vào nhóm 4 quốc gia dẫn đầu trong khu vực ASEAN Việt Nam vẫn còn một khoảng cách khá lớn cần rút ngắn có thể trong dài hạn. Chỉ so sánh riêng với Indonesia (xếp thứ 37/141) chúng ta vẫn xếp sau 65 bậc. Xếp hạng GCI 4.0 có cách tính điểm mới, từ 0 đến 100 (tốt nhất - điểm tới hạn). Cách tính điểm này nhấn mạnh rằng năng lực cạnh tranh không phải là cuộc đua mà có thể được cải thiện cho tất cả các nền kinh tế theo nghĩa "vượt lên chính mình".