Quay lại Dân trí
Dân sinh
  1. Nhân lực

“Nâng tầm Kỳ thi Kỹ năng nghề ”

(Dân sinh) - Đây là phát biểu chỉ đạo của Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Lê Tấn Dũng tại buổi đi thăm và kiểm tra công tác thi tại (Hội đồng thi Quốc gia số 2 và số 5) nơi đang diễn ra Kỳ thi Kỹ năng nghề quốc gia lần thứ 11/2020, cùng đi có Phó Tổng cục trưởng Tổng cục GDNN Nguyễn Thị Việt Hương, đại diện Vụ Kỹ năng nghề...

“ Nâng tầm Kỳ thi Kỹ năng nghề ” - Ảnh 1.

Thứ trường Lê Tấn Dũng phát biểu tại Hội đồng thi Quốc gia số 5

Báo cáo với đoàn công tác ông Trịnh Cao Khải, Phó Chủ tịch Hội đồng thi số 2, Hiệu trưởng Trường CĐ du lịch Hà Nội – đơn vị đăng cai cho biết, Hội đồng thi số 2 tổ chức thi 3 nghề gồm: Dịch vụ nhà hàng, Nấu ăn, Lễ tân với 43 thi sinh dự thi, trong đó có 1 thí sinh ốm phải nghỉ thi, dự kiến các môn thi sẽ kết thúc vào chiều ngày 7/10.  Hội đồng thi Quốc gia số 2 có thuận lợi là nơi tổ chức nhiều lần tổ chức Kỳ thi tay nghề Quốc gia và ASEAN. Đội ngũ chuyên gia, giáo viên có nhiều kinh nghiệm hiểu rõ nội dung thi cả khu vực và thế giới. Để phục cho Kỳ thi nhà trường đã huy đồng trên 400 người (từ giáo viên, học sinh, nhân viên y tế, an ninh....) để hỗ trợ 42 thí sinh thi. Tuy nhiên, ông Trịnh Cao Khải cũng nêu lên những khó khăn của hội đồng thi số 2, đó là do khó khăn về kinh phí và thời gian nên nhà trường đã phải đi mượn thiết bị tại một số khách sạn trên địa bản TP. Hà Nội. Có thể đánh giá trang thiết thị để phục vụ Kỳ thi này đạt tiêu chuẩn gần 4 sao...

“ Nâng tầm Kỳ thi Kỹ năng nghề ” - Ảnh 2.

Thứ trường Lê Tấn Dũng thăm quan nghề Nấu ăn - Hội đồng thi số 2

Ông Phạm Xuân Khánh, Phó chủ tich Hội đồng thi số 5 (Trường Cao đẳng Công nghệ cao Hà Nội) cho biết, Hội đồng thi số 5 đăng cai 10 nghề (Tự động hóa công nghiệp, Thiết kế các kiểu tóc, Chăm sóc sắc đẹp, Lắp cáp mạng thông tin, Bảo trì máy CNC, Điều khiển công nghiệp, Kết nối vạn vật – IOT, Quản trị hệ thống mạng CNTT, Điện tử Công nghiệp, Chăm sóc sức khoẻ và công tác xã hội) với 122 thí sinh dự thi. Trong số các nghề đăng cai thì nghề điện tử có số lượng thí sinh đông nhất là 25 thí sinh đến từ các đoàn. Nghề có số lượng thí sinh ít nhất là nghề Điều khiển công nghiệp (nghề trình diễn) với 3 thí sinh. Hiện nay, không có thí sinh nào có biểu hiện nhiễm bệnh Covid-19. Tới thời điểm này, mọi cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ, giáo viên phục vụ cho công tác thi đã hoàn tất. Hội đồng thi số 5 có 28 đoàn dự thi được nhà trường bố trí nơi ăn ở chu đáo.

Cũng theo ông Phạm Xuân Khánh, do kế hoạch thi hoãn đến 4 lần, nhà trường là địa điểm cách ly covid-19; kinh phí để tổ chức đăng cai còn hạn chế. đăng cai một số nghề nhà trường không đào tạo, đăng cai nghề lần đầu tiên tổ chức thi: Chăm sóc sức khỏe và Công tác XH,  dịch bệnh ....cũng ảnh hưởng tới tinh thần các thí sinh trong quá trình ôn luyện là những yếu tố ảnh hướng ít nhiều đến Kỳ năm nay

Hiệu trưởng Phạm Xuân Khánh cho biết thêm, Trường có quy mô đào tạo trên 5.000 học sinh, sinh viên với 32 nghề. Nhà trường luôn cam kết 100% sinh viên ra tường có việc làm, ký cam kết với từng sinh viên ra trường có mức lương từ 5 - 15 triệu đồng/tháng. Trường đã đưa 10 nghề theo chương trình quốc tế vào đào tạo, tới đây tiếp tục đưa nghề theo chuẩn Nhật vào đào tạo. Hiện nay, Trường Cao đẳng Công nghệ cao Hà Nội đang hợp tác với 400 doanh nghiệp để đào tạo lao động cho doanh nghiệp, doanh nghiệp trả lương toàn bộ từ khi đào tạo tới khi ra trường vào làm việc. Nhiều doanh nghiệp đặt hàng với trường nhiều nghề, như: điều hoà không khí, năng lượng mặt trời. Ngoài ra, trường cũng đang sản xuất cây ở giải osca ở Mỹ (cây 1.000 tỷ đồng), toàn bộ phần cơ khí của trường thực hiện. Trường Cao đẳng Công nghệ cao Hà Nội cũng dành riêng 1 tỷ đồng tài trợ cho sinh viên và là 1 trong 2 trường của Việt Nam là thành viên Hội trường Dạy nghề Châu Âu.

“ Nâng tầm Kỳ thi Kỹ năng nghề ” - Ảnh 3.

Thứ trường Lê Tấn Dũng thăm quan nghề Điện tử công nghiệp - Hội đồng thi số 5

Phát biểu tại các Hội đồng thi Thứ trưởng Lê Tấn Dũng nhấn mạnh: Năm nay tổ chức kỳ thi trong bối cảnh hết sức khó khăn. Kỳ thi bị lùi lại nhiều lần. Tuy nhiên các hội đồng thi cũng đã có những nổ lực rất lớn trong việc tổ chức thi, công tác tổ chức chu đáo. Đặc biệt Hội đồng thi số 5 là hội đồng được giao nhiều nghề nhưng đã tổ chức tốt cho kỳ thi.

Tại buổi làm việc với Hội đồng thi số 2, Thứ trưởng Lê Tấn Dũng đánh giá: Hội đồng này có sự chuẩn bị tốt về cơ sở vật chất, Trước đây, các nghề lễ tân, dịch vụ nhà hàng và nấu ăn đã từng đóng góp nhiều huy chương vàng và chứng chỉ xuất sắc trong các kỳ thi.

Thứ trưởng Lê Tấn Dũng, cho rằng: Du lịch được xác định là ngành mũi nhọn, đóng góp rất lớn cho tăng trưởng kinh tế. Bởi lẽ, một quốc gia hay địa phương, trong cơ cấu kinh tế có 3 khu vực (nông nghiệp – công nghiệp – dịch vụ thương mại). Dù thời gian gần đây bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, nhưng không vì thế mà làm giảm sức ảnh hưởng của ngành dịch vụ thương mại. Quốc gia nào phát triển được dịch vụ du lịch thì mới phát triển mạnh được. Tương lai, ngành du lịch đòi hỏi nguồn nhân lực rất lớn."Trong bối cảnh dịch Covid -19 có thể nhân lực du lịch sẽ phân tán, nhưng khi khống chế được dịch bệnh này, nhân lực sẽ được coi trọng đầu tiên. Nhiều quốc gia, ngoại ngữ rất quan trọng. Do đó, chúng ta cần bố trí thời gian, thời lượng cho hợp lý, phát triển du lịch của Việt Nam đúng nghĩa là ngành mũi nhọn. Chính vì vậy, trong công tác đào tạo, ngoài việc tăng cường kỹ năng, cần phải tăng cường đào tạo ngoại ngữ cho lao động làm du lịch…" - Thứ trưởng Lê Tấn Dũng nhận định.

Theo Thứ trưởng Lê Tấn Dũng, vừa qua chúng ta đã tổ chức công bố "Ngày Kỹ năng nghề Việt Nam là ngày 4/10 – nâng tầm kỹ năng nghề " thì Kỳ thi năm nay đã có sự nâng tầm, thể hiện các đề thi tiệm cận được với đề thi trong khu vực và thế giới, các nghề cũng tiệm cận được với các nghề thi trong khu vực và thế giới. "Tinh thần thi là thi thật. Ban giám khảo, thí sinh, quan sát viên... đặc biệt là  ban giám khảo làm việc rất chuyên nghiệp, công tâm và khách quan…" Thứ trưởng Lê Tấn Dũng nhấn mạnh!

“ Nâng tầm Kỳ thi Kỹ năng nghề ” - Ảnh 4.

: Nghề thi chăm sóc sức khỏe các đối tượng bảo trợ lần đầu tiên tổ chức thi