1.Sự cần thiết sửa đổi Bộ luật Lao động 2012: Qua5 năm thi hành đã xuất hiện nhiều vướng mắc, bất cập cần phải bổ sung, sửa đổi về một số nội dung như hợp đồng lao động, tiền lương, thời giờ làm việc, kỷ luật lao động, lao động nữ, thúc đẩy bình đẳng giới, lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, đối thoại tại nơi làm việc, công đoàn, thương lượng tập thể, giải quyết tranh chấp lao động và đình công… Đồng thời để đáp ứng sự phát triển của tình hình kinh tế - xã hội đất nước, yêu cầu của thị trường lao động, nâng cao năng suất lao động trong bối cảnh tác động mạnh mẽ của cách mạng công nghệ lần thứ tư. (2)Phải tiếp tục thể chế hóa quy định của Hiến pháp năm 2013 để bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật. (3)Xuất phát từyêu cầu từ hội nhập khu vực và quốc tế, đảm bảo thực hiện các cam kết về lao động trong các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, thực hiện các nguyên tắc và quyền cơ bản trong lao động của người lao động theo Tuyên bố năm 1998 của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) mà Việt Nam là thành viên của ILO phải có nghĩa vụ thực hiện.
2. Mục đích của việc sửa đổi Bộ luật Lao động lần này là sẽ nghiên cứu để sửa đổi cơ bản, toàn diện Bộ luật hiện hành nhằm: Góp phần hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thúc đẩy thị trường lao động phát triển; giải quyết căn bản các vướng mắc, bất cập từ thực tiễn thi hành sau 5 năm áp dụng trên thực tế và tạo khung pháp lý thông thoáng, linh hoạt hơn về tuyển dụng, sử dụng lao động góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của lao động Việt Nam. Bảo đảm tốt hơn quyền và lợi ích chính đáng của người lao động và người sử dụng lao động; đảm bảo hài hòa lợi ích của người lao động và người sử dụng lao động phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam hiện nay để xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ. Đáp ứng các yêu cầu thể chế hóa Hiến pháp năm 2013 về các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong lĩnh vực lao động và bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật. Đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.
3. Quan điểm chỉ đạo việc việc sửa đổi Bộ luật Lao động đó là: (1) Thể chế hóa quan điểm, đường lối của Đảng về việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong các Nghị quyết của Đảng về hội nhập kinh tế quốc tế, về cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội theo tinh thần Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21/5/2018 và Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 21/5/2018 của Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.
Nhằm hoàn thiện khung pháp luật về lao động nhằm phát triển đồng bộ, liên thông thị trường lao động, phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 3/6/2017 của Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 3/6/2017 của Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. (2)Tiếp tục thể hóa Hiến pháp 2013 để bảo vệ quyền và nghĩa vụ cơ bản công dân trong lĩnh vực lao động và thúc đẩy, bảo đảm bình đẳng giới tại nơi làm việc, bảo vệ nhóm lao động yếu thế; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động, hỗ trợ doanh nghiệp thuận lợi trong quá trình tuyển dụng, sử dụng lao động, từng bước hình thành thị trường lao động đồng bộ và lành mạnh. (3)Bảo đảm tính khả thi trong thực thi các điều kiện, tiêu chuẩn lao động; bảo đảm sự đồng bộ của hệ thống pháp luật. (4)Nội luật hóa các tiêu chuẩn lao động quốc tế phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội và thể chế chính trị của Việt Nam, đặc biệt là các tiêu chuẩn lao động quốc tế cơ bản. (5) Tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước về lao động, thị trường lao động và hỗ trợ, hướng dẫn các bên xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ và phát triển.