Cụ thể, nguồn vốn hỗ trợ theo Chương trình 30a là 200.952 triệu đồng; Chương trình 135 là 108.971 triệu đồng và từ Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới là 32.398 triệu đồng. Từ nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình 30a đã hỗ trợ chăm sóc, giao khoán, bảo vệ rừng là 473.601 ha, hỗ trợ phát triển sản xuất cho 35.835 hộ, hỗ trợ tập huấn, truyền nghề cho 74 lớp, hỗ trợ vắc-xin tiêm phòng cho gia súc, gia cầm 4.946 liều vắc-xin các loại, hỗ trợ trạm khuyến nông huyện xây dựng 26 mô hình chăn nuôi và trồng trọt.
Từ nguồn vốn được hỗ trợ, nhiều hộ gia đình ở huyện Lang Chánh đã đầu tư sản xuất giúp thoát nghèo bền vững, vươn lên làm giàu
Nguồn vốn hỗ trợ sản xuất theo Chương trình 135 đã hỗ trợ giống phân bón, giống gia súc, gia cầm, hỗ trợ chuồng trại chăn nuôi, giống thủy sản, máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp, tham quan, học tập các mô hình... cho 29.837 lượt hộ gia đình tham gia.
Từ nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc chương trình nông thôn mới, các đơn vị đã lựa chọn xây dựng trên 300 mô hình phát triển sản xuất, một số địa phương đã áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất nâng cao năng suất, giá trị sản phẩm nông nghiệp như: Mô hình cơ giới hóa nông nghiệp của các HTX Cẩm Tâm, Cẩm Lương, Cẩm Tú (Cẩm Thủy); mô hình mạ khay cấy, phân viên nén dúi sâu huyện Như Thanh; mô hình trồng vầu, trồng cây dược liệu dưới tán rừng ở huyện Quan Sơn; mô hình chăn nuôi trâu, bò cái sinh sản ở các huyện miền núi.
Từ nguồn vốn được hỗ trợ theo các chương trình, hàng trăm hộ gia đình ở 11 huyện miền núi xứ Thanh không chỉ thoát được nghèo mà còn vươn lên làm giàu.