Quay lại Dân trí
Dân sinh
  1. Nhân lực

Trung tâm dịch vụ việc làm Ninh Bình: Đáp ứng cung - cầu thị trường lao động

Trong thời gian qua, Trung tâm DVVL Ninh Bình đã làm tốt công tác tư vấn, giải quyết việc làm. Theo nhu cầu của xã hội, trung tâm luôn tích cực đổi mới nội dung, phương pháp hoạt động tư vấn. Trung tâm đang tập trung tư vấn hỗ trợ thanh niên định hướng nghề nghiệp; tư vấn cho NLĐ các thông tin cần thiết trước khi bước vào thị trường lao động. Đáp ứng cung - cầu cho thị trường lao động trong và ngoài nước.

Đáp ứng cung - cầu cho thị trường lao động

Theo Trung tâm DVVL tỉnh Ninh Bình, tính đến nay Trung tâm đã tiếp nhận hơn 5.000 người nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp Bảo hiểm thất nghiệp, đến nay đã thẩm định hồ sơ trình lãnh đạo Sở ra quyết định cho hơn 4.800 người đủ điều kiện hưởng trợ cấp Bảo hiểm thất nghiệp.

Nhằm kịp thời hỗ trợ người lao động, thời gian qua tỉnh Ninh Bình đã đẩy mạnh các hoạt động tư vấn học nghề, tư vấn – giới thiệu việc làm, giúp họ sớm tìm được việc làm mới, ổn định đời sống.

Hàng năm, Trung tâm mở nhiều khóa đào tạo nghề cho hàng trăm người lao động, trong đó có những lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp, giúp họ chủ động hơn trong việc nâng cao kỹ năng cho bản thân để sớm tìm được việc làm mới, ổn định cuộc sống. Trung tâm DVVL tỉnh Ninh Bình đã trở thành một trong những địa chỉ tin cậy của người lao động nói chung và người lao động hưởng bảo hiểm thất nghiệp nói riêng. 

Các doanh nghiệp tạo nhiều việc làm mới cho lao động Ninh Bình

Các doanh nghiệp tạo nhiều việc làm mới cho lao động Ninh Bình

Giám đốc Trung tâm DVVL tỉnh Ninh Bình Lã Thanh Tùng cho biết: “Nhằm đáp ứng cung - cầu thị trường lao động trong và ngoài nước. Trong thời gian tới trung tâm tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền rộng rãi với mong muốn trực tiếp cung cấp thông tin, mục đích, ý nghĩa của các phiên giao dịch việc làm; đưa thông tin về thị trường lao động trong và ngoài nước đến gần với người lao động; tạo điều kiện cho người lao động, người sử dụng lao động có cơ hội gặp gỡ phỏng vấn trực tiếp và ký kết hợp đồng tuyển dụng lao động. Các hình thức tuyên truyền được thực hiện ngày càng đa dạng như: Thông báo bản tin, chạy chữ trên Đài phát thanh truyền hình tỉnh Ninh Bình, hệ thống đài truyền thanh đa cấp; phát tờ rơi tuyển dụng lao động, treo băng rôn quảng bá về các phiên giao dịch việc làm, thông báo về các chương trình việc làm trong và ngoài nước; bảng niêm yết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của trung tâm sử dụng bằng mã QR; tổ chức các phiên giao dịch việc làm Online".

Được biết, đến nay, TT đã tư vấn được cho trên 23.000 lượt người. Tổng số lao động Trung tâm giới thiệu tuyển dụng được trên 2.000 ngườI, trong đó giới thiệu việc làm cho hơn 1000 người, cung ứng tuyển dụng cho người sử dụng lao động cho hơn 1100 người. Đến nay, đã có hơn 1.200 lượt doanh nghiệp đăng ký chỉ tiêu tuyển dụng tại Sàn với  hơn 149.000 lượt chỉ tiêu tuyển dụng. Trung tâm tổ chức thành công 09 phiên giao dịch việc làm hàng tháng, 03 phiên giao dịch việc làm chuyên đề, 02 phiên giao dịch việc làm lưu động và 14 phiên giao dịch việc làm online.

“Thực hiện Công văn số 102/LĐTBXH-LĐVL ngày 03/02/2023 của Sở LĐ-TB&XH về việc hỗ trợ doanh nghiệp khắc phục tình trạng thiếu lao động, Trung tâm đã liên hệ và phối hợp cung ứng hơn 1.200 lao động cho gần 60 doanh nghiệp. Thông báo trên Web và gửi thông báo tuyên truyền chương trình thực tập sinh kỹ thuật Nhật Bản đợt I,II,III/2023, chương trình hộ lý điều dưỡng Nhật đến các xã phường trong toàn tỉnh. Tổ chức tuyển chọn gần 1.000 người lao động đăng ký dự thi theo chương trình EPS đợt I năm 2023 cho 04 ngành sản xuất chế tạo, xây dựng, nông nghiệp, ngư nghiệp. Trong đó, 331/335 người lao động đủ điều kiện đã được hướng dẫn thủ tục khám sức khoẻ và nộp hồ sơ dự tuyển đi làm việc tại Hàn Quốc. Đến nay, có gần 270 lao động được doanh nghiệp Hàn Quốc lựa chọn học định hướng, trong đó có gần 250 lao động đã được xuất cảnh theo chương trình EPS” – ông Lã Thanh Tùng chia sẻ thêm.

Người lao động được tư vấn GTVL tại các phiên GDVL

Người lao động được tư vấn GTVL tại các phiên GDVL

“Trung tâm thông báo kết quả thi tiếng Hàn ngành Nông nghiệp, ngư nghiệp và kế hoạch kiểm tra tay nghề và đánh giá năng lực qua trang web chính thức của trung tâm, đồng thời hướng dẫn người lao động hoàn thiện hồ sơ chuyển đổi công việc sang ngành đóng tàu theo chương trình EPS theo Công văn của Trung tâm lao động ngoài nước cho 83 người lao động. Phối hợp với phòng LĐ-TB&XH các huyện, thành phố xác minh thông tin chấp hành hợp đồng lao động tại Hàn Quốc theo chương trình EPS cho 73 người lao động. Thực hiện Tiểu dự án 3, Dự án 4 thuộc chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, Trung tâm đã thu thập thông tin, nhập dữ liệu về nhu cầu tìm kiếm việc làm của 7.000 người lao động và 1.500 phiếu nhu cầu tuyển dụng lao động của 750 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh lên Trang Web lưu trữ cơ sở dữ liệu việc làm của Cục Việc làm theo quy định” – Giám đốc Lã Thanh Tùng thông tin thêm.

Tăng cường công tác tuyên truyền chính sách, tư vấn giới thiệu việc làm

Được biết, Trung tâm thực hiện nghiêm công văn số 418/UBND-VP5 ngày 26/8/2019 của UBND tỉnh Ninh Bình về việc đẩy mạnh chi trả dịch vụ ASXH qua phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt cho các cơ quan, ban, ngành, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, Trung tâm đã phối hợp với Ngân hàng TMCP Quân đội (MB Bank) triển khai mở tài khoản miễn phí cho người hưởng chế độ BHTN qua tài khoản MB Bank với rất nhiều tính ưu việt như: Miễn phí rút tiền, chuyển tiền, duy trì tài khoản...một cách thuận lợi và hiệu quả nhất cho nhân dân và người lao động. Đồng thời phối hợp với Tạp chí Công thương, Diễn đoàn Doanh nghiệp, Báo Lao động Xã hội, Đài phát thanh và truyền hình Ninh Bình đưa tin bài về các hoạt động của Trung tâm. “Hoạt động thu thập, phân tích, dự báo và cung ứng thông tin thị trường lao động là một trong những nhiệm vụ quan trọng,

Ngoài ra, Trung tâm cũng đã tổ chức thu thập thông tin về chỗ làm trống, người tìm việc và các chương trình việc làm ngoài nước và đưa số liệu này lên trang web:vieclamninhbinh.gov.vn để có thể chia sẻ thông tin trên phạm vi toàn quốc. Những dữ liệu này góp phần không nhỏ hỗ trợ trong công tác tư vấn, giới thiệu việc làm và tổ chức các hoạt động giao dịch việc làm khác, hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động tự kết nối.

Trung tâm phối hợp với phòng Việc làm - An toàn lao động và Bảo hiểm xã hội, phòng LĐ-TB&XH, Ban chỉ huy quân sự các huyện/thành phố tuyên truyền, tư vấn các chương trình thuộc đề án xuất khẩu lao động, tư vấn giới thiệu việc làm cho 1.286 người là đối tượng bộ đội xuất ngũ trở về địa phương.

Ỗng Lã Thanh Tùng chia sẻ: "Nắm chắc thông tin thị trường lao động, trở thành địa chỉ tin cậy của người lao động và các nhà tuyển dụng. Tăng cường công tác tuyên truyền chính sách, tư vấn giới thiệu việc làm cho các đối tượng hưởng Bảo hiểm thất nghiệp. Mở rộng liên kết với các doanh nghiệp, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong công tác cung ứng lao động, tư vấn giới thiệu việc làm, tuyển sinh học nghề cho nhân dân và người lao động. Triển khai điều tra nắm bắt thông tin về lao động- việc làm trong tỉnh, nắm chắc cung cầu và biến động trên thị trường lao động để xây dựng kế hoạch chi tiết phục vụ phiên của sàn giao dịch việc làm định kỳ, phiên chuyên đề, phiên lưu động và phiên online năm 2023 đạt hiệu quả".

Trong thời gian tới, TT tiếp tục đổi mới phương pháp, cách thức tổ chức hoạt động thông tin thị trường lao động, liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp tuyển dụng cùng với thông tin về nguồn cầu lao động và tạo nguồn cung từ các khu dân cư, cụm dân cư thông qua công tác điều tra nhằm kết nối có hiệu quả cung cầu lao động trên địa bàn.

Phối hợp chặt chẽ với các phòng Lao động các huyện thành phố trong tỉnh tuyên truyền các chương trình xuất khẩu lao động: Hàn Quốc, Nhật Bản đến toàn thể người dân, phục vụ an sinh xã hội, xóa đói, giảm nghèo vươn lên.

Nắm chắc thông tin thị trường lao động, tăng cường công tác thu thập thông tin các vị trí việc làm trống ở hầu hết các doanh nghiệp có nhu cầu lớn về sử dụng lao động, thu nhập tốt để kịp thời tư vấn giới thiệu việc làm cho người lao động đạt kết quả tốt; xây dựng kế hoạch hoạt động phiên giao dịch việc làm định kỳ hàng tháng và các phiên trọng điểm, phiên giao dịch việc làm online và tổ chức thực hiện tốt kế hoạch sau khi được phê duyệt.

Chủ động phối hợp với hệ thống các Trung tâm dịch vụ việc làm các tỉnh phía Bắc tổ chức các phiên giao dịch việc làm online, tìm kiếm và khai thác thị trường lao động, chủ yếu là các tỉnh, huyện có khu công nghiệp khả năng thu hút nhiều lao động.

"Mở rộng quan hệ với các tổ chức, các doanh nghiệp, các trung tâm, phối hợp tuyển và giới thiệu, cung ứng lao động cho các đơn vị trong và ngoài tỉnh, kết hợp với xuất khẩu lao động đi làm việc có thời hạn ở ngoài nước. Tiếp tục ưu tiên xúc tiến công tác phối hợp với Ban chỉ đạo các cấp và doanh nghiệp tuyên truyền tạo nguồn về xuất khẩu lao động tới người lao động. Khai thác tìm hiểu thông người tìm việc, tuyên truyền và thường xuyên tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động đã kết thúc thời gian hưởng Bảo hiểm thất nghiệp từ năm 2022 trở lại để giúp người lao động có việc làm với thu nhập tốt và ổn định hơn. Xây dựng kế hoạch khảo sát nhu cầu tìm việc làm có yêu cầu về từng nghành nghề để triển khai kế hoạch đào tạo, liên kết đào tạo phù hợp với thực tiễn, tận dụng cơ sở vật chất sẵn có của trung tâm, kết hợp với liên doanh liên kết, tổ chức dạy nghề cho các đơn vị, cá nhân nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu trong nền kinh tế thị trường' - ông Lã Thanh Tùng nhấn mạnh.